Tòa án nhân dân câấp cao

Một phần của tài liệu Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước (Trang 41 - 42)

- Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật

15. Tòa án nhân dân câấp cao

15.1. Chức năng của Tòa án nhân dân cấp cao

Hiến pháp năm 2013 quy định Tòa án là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ công lý. Điều đó không có nghĩa là các nhánh quyền lực khác như Quốc hội hay Chính phủ không liên quan đến việc thiết lập và bảo vệ công lý. Theo truyền thống pháp luật Việt Nam, công lý được hiểu là “sự công bằng, sự đúng đắn, lẽ phải” và ban hành công lý là việc “Tòa án xác định điều đúng, điều sai trong một vụ việc nhằm thiết lập lại sự công bằng”. Công lý trước hết và chủ yếu biểu hiện một cách điển hình và tập trung nhất ở việc thực hiện quyền tư pháp của Tòa án. Tòa án phải là người có nhiệm vụ bảo vệ công lý khi quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm và phải là chỗ dựa, là nơi mà mọi người tìm đến lẽ phải, lẽ công bằng.31

Tòa án nhân dân cấp cao (còn gọi là tòa thượng thẩm) là cơ quan xét xử cấp thứ 3 từ dưới lên trong hệ thống xét xử 4 cấp của Tòa án nhân dân Việt Nam. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền dưới Tòa án Nhân dân tối cao và trên Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tòa án nhân dân cấp cao chính thức hoạt động từ ngày 1 tháng 6 năm 2015.3233

15.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Điều 29 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao gồm: Thứ nhất là phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

Thứ hai là giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận,

30Điếều 20 Mụ c 1 Chươ ng II củ a Luậ t Tổ chứ c Tòa án nhấn dấnnăm 2014.

31Điếều 102 Chươ ng VIII củ a Hiếốn phápộC ng hòa Xãộh i chủ ghĩan Việt Nam năm 2013.

32Tòa án nhấn dấn cấốp cao (Việ t Nam).

33 vi.wikipedia.org.

thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.34

Nếu như theo Luật Tổ chức Tòa án năm 2002 thì nhiệm vụ phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng là nhiệm vụ của Tòa án Nhân dân tối cao. Tuy nhiên, dựa trên số lượng án kháng cáo, kháng nghị, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định trên toàn quốc rất lớn, bên cạnh đó là các nhiệm vụ khác của Tòa án tối cao như quản lý hệ thống Tòa án, hướng dẫn áp dụng pháp luật, xây dựng luật,… dẫn đến công việc của Tòa án Nhân dân tối cao nhiều, số án tồn đọng cao,… Kết hợp với đó là mục tiêu xây dựng, mở rộng hệ thống Tòa án đã được đặt ra tại Hiến pháp năm 2013, nên Tòa án cấp cao đã ra đời nhằm giảm khối lượng công việc cho Tòa án Nhân dân tối cao.

Khoản 4 Điều 22 của Luật TCTAND quy định: “Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị”. Quy định này nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 1 Điều 104 của Hiến pháp: “Tòa án Nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Điểm c khoản 2 Điều 22 của Luật quy định, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao có nhiệm vụ “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”.35

Một phần của tài liệu Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w