Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2020 so với 2016 tăng 4.519 đơn vị tương ứng với tốc độ tăng 4%. Lợi nhuận trước thuế tăng do các nhân tố sau đây:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm-71.337 tỷ đồng mức-6%
Doanh thu tài chính tăng 759 tỷ đồng với mức tăng 3%
Doanh thu khác tăng 94.222 tỷ đồng với mức tăng 97%
Chi phí tài chính tăng 5.800 tỷ đồng với mức 80%
Chi phí bán hàng giảm - 4.906 tỷ đồng với mức -2%
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 9.570 tỷ đồng với mức 12%
Chi phí khác giảm -145 tỷ đồng với mức -5%
Các khoản giảm trừ tăng 712 tỷ đồng với mức 7%
Nguyên nhân:
Đối với các ngành sản xuất nước giải khát, năm 2020 với đại dịch Covid-19 tuy không ảnh hưởng quá sâu sắc nhưng nó cũng mang lại tổn thất phần nào cho doanh nghiệp. Đại dịch khiến cho nhiều trung tâm mua sắm, những cửa hàng bán buôn, sỉ, lẻ đều phải tạm thời ngừng hoạt động trên diện rộng ảnh hưởng lớn tới việc triển khai phân phối hàng hóa. Từ đó, doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2020 đạt gần 211.170 tỉ đồng, giảm 43,8% so với năm 2016.Đến đầu năm 2020, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn tăng 4% so với năm 2016. Nhưng đến cuối năm 2020, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vẫn không giúp tình hình doanh thu của doanh nghiệp cải thiện hơn. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 của doanh nghiệp đạt 26.085 triệu đồng, so với năm 2016 đã giảm mạnh 19,6% lợi nhuận.
Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2019 so với 2016 tăng 4.519 đơn vị tương ứng với tốc độ tăng 4%. Lợi nhuận trước thuế tăng do các nhân tố sau đây:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 108.276 tỉ đồng với mức -28,8%
Giá vốn bán hàng và dịch vụ cung cấp giảm 44,314 tỉ đồng với mức -17,4%
Chi phí bán hàng giảm 55,894 tỉ đồng với mức -94,8%
Chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 3,198 tỉ đồng với mức -11,8%
Lợi nhuận/(lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 2,174 tỉ đồng với mức -11,8%
Nguyên nhân:
Năm 2019 doanh nghiệp không đổi mới về sản phẩm cũng như phương thức quảng cáo để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Trong khi các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp cạnh tranh đổi mới và nâng cấp sản phẩm thì công ty vẫn giữ nguyên sản phẩm ban đầu. Từ đó sản phẩm không có đột phá mới và mang lại nhiều khoản lỗ cho doanh nghiệp.
Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2018 so với 2016. Lợi nhuận trước thuế tăng do các nhân tố sau đây:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 85.825 tỷ đồng mức – 27.6%.
Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp giảm 1.750 tỷ đồng với mức 0.9%.
Chi phí bán hàng giảm 61.656 tỷ đồng với mức -94.6%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 6.211 tỷ đồng với mức 41.3%.
Lợi nhuận/(lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 33.831 tỷ đồn với mức -82.7%.
Năm 2018 là năm đầu tiên Công ty thực hiện chuyển đổi mô hình bán hàng từ trực tiếp cho nhà phân phối sang thông qua Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan nhằm tận dụng tối đa sức mạnh của các kênh bán hàng chuyên biệt. Từ đó dẫn đến chỉ tiêu Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, Chi phí bán hàng có xu hướng giảm mạnh so với năm 2016.
Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2017 so với 2016 giảm 1.311 đơn vị. Lợi nhuận trước thuế tăng do các nhân tố sau đây:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 65.133 tỷ đồng mức – 17.3%.
Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp giảm 62.989 tỷ đồng với mức -24%
Chi phí bán hàng tăng 6.153 tỷ đồng với mức 10.4%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 6.490 tỷ đồng với mức -30.1%.
Lợi nhuận/(lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh hòa vốn.
Nguyên nhân
Năm 2017, doanh nghiệp vẫn giữ nguyên sản phẩm cũng như phương thức quảng cáo để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Các loại sản phẩm của các doanh nghiệp cạnh tranh đổi mới liên tục thì công ty vẫn giữ nguyên sản phẩm từ đó tạo độ nhận dạng sản phẩm riêng của công ty. Từ đó chi phí bán hàng tăng nhưng không có đột phá quá mạnh mẽ nên lợi nhuận trước thuế không thay đổi quá nhiều.