Lựa chọn trật tự từ trong câu ( đảo ngữ)

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm lớp 6: Phương pháp dạy các biện pháp tu từ (2 mẫu) (Trang 26 - 28)

7.1. Lựa chọn trật tự từ trong câu ( đảo ngữ) à biện pháp thay đổi trật tự cúpháp thông thường của câu văn. pháp thông thường của câu văn.

Ví dụ:तủi một cành khô lạc mấy dòng.

Tác dụng nghệ thuật đảo ngữ đưa danh từ "củi" lên đầu câu đứng trước số từ "một" để nhấn mạnh sự lẻ loi, trơ trọi của sự vật.

7.2. Lưu ý ( tác dụng): Trong một câu có thể có nhiều cách s p xếp trật tự từ,mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.

Việc lựa chọn trật tự từ ngữ trong câu, trước hết là do yêu cầu cú pháp. तhỉ khi tổ chức để trật tự từ thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói.

Ví dụ: Trong đoạn văn (Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) của Hồ तhí Minh, có đoạn “…những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, ê ợi, Quang Trung, …”. Tên các vị anh hùng dân tộc kể trên phải s p xếp như vậy, không thể khác được vì phải theo trật tự thời gian lịch sử. Nhưng nếu ở một đoạn văn khác, người viết kể ngược dòng lịch sử, thì trật tự lại phải ngược lại.

Đôi khi cách lựa chọn trật tự từ ngữ trong câu còn nhằm mục đích liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

Ví dụ: Trong vở “Trưởng giả học làm sang”, nhân vật ông Giuốc-đanh đã rất mãn nguyện khi được thầy triết học dạy rằng câu ông ta dự định tán tỉnh người đàn bà

quý tộc có nhiều cách nói nhưng cách hay nhất và hợp lí và có tính liên kết nhất vẫn là cách ông ta đã nói ban đầu “ (1) Thưa hầu tước phu nhân xinh đẹp, (2) đôi m t đẹp của nàng (3) làm tôi chết mệt vì tình!”. Moliere đã giễu ông Giốc- đanh bằng việc thay đổi đủ kiểu trật tự từ ngữ trong câu (2) Đôi m t đẹp của nàng, (1) thưa hầu tước phu nhân xinh đẹp, (3) làm tôi chết mệt vì tình; (3) àm tôi chết mệt vì tình, (1) thưa hầu tước phu nhân xinh đẹp, (2) đôi m t đẹp của nàng …

Vị trí đầu câu là vị trí tối ưu dành cho sự nêu đề tài (khởi ngữ), nêu tình huống (trạng ngữ), nêu chủ thể (chủ ngữ của câu). Khi các thành phần khác được đảo lên đầu câu thì người ta cảm thấy ngay một sự nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng.

Ví dụ:

Những cuộc vui ấy, chị còn nhớ rành rành (Ngô Tất Tố) Rất đẹp hình anh lúc n ng chiều (Tố Hữu); (vị ngữ - chủ ngữ)

Nếu đã xác định là có biện pháp tu từ đảo trật tự thành phần câu thì việc xếp lại trật tự bình thường vẫn phải giữ nguyên được ý nghĩa miêu tả của câu (chỉ mất đi những ý nghĩa bổ sung do tu từ mà có). Nhưng nếu có ai đảo lộn trật tự bình thường của các thành phần câu làm cho câu diễn đạt kém h n đi, thì việc xếp lại các thành phần như bình thường sẽ là thao tác có giá trị tu từ.

Ví dụ: om khom dưới núi tiều vài chú Vài chú tiều lom khom dưới núi.

तâu thơ của Bà Huyện Thanh Quan có thể được phân tích là có đảo vị ngữ lên đầu câu để kh c sâu ấn tượng về hình ảnh lom khom (do đang vác hay gánh củi trên lưng) của mấy người đi kiếm củi. Nhưng câu thơ sau của Nguyễn Khuyến thì không thể phân tích như thế được

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái ( Mấy chùm hoa năm ngoái trước giậu) Một tiếng trên không ngỗng nước nào (Một tiếng ngỗng nước nào trên không). तâu thơ của Bà Huyện Thanh Quan thì coi như là có “đảo ngữ” được, còn câu thơ của Nguyễn Khuyến thì không.

Trật tự từ ngữ trong câu là sự tổ chức từ ngữ sao cho câu không những đúng ngữ pháp mà còn có nhạc tính phù hợp, đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.

तó nhạc tính phù hợp nghĩa là khi thì phải êm ái, nhịp nhàng, khi thì phải trúc tr c gập ghềnh tùy theo nội dung ý nghĩa của câu. Như vậy gọi là hài thanh.

Ví dụ bài " तây tre Việt Nam" của Thép Mới.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm lớp 6: Phương pháp dạy các biện pháp tu từ (2 mẫu) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)