Trong văn hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NHÓM môn h a lý KINH t i ọc đị ế THẾ GIỚ đề tài địa lý KINH tế, CHÍNH TRỊ, xã hội của ấn độ (Trang 42 - 43)

Tôn giáo

Từ xa xưa, các nhà Ấn Độ đã đến Việt Nam bằng con đường biển vào đầu Công nguyên và thành lập trung tâm Phật giáo lớn nhất thời bấy giờ là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Vì mới du nhập vào Việt Nam nên Phật giáo lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông. Về sau, vào khoảng thế kỷ IV – V, lại có thêm luồng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa du nhập.

Do thâm nhập một cách hòa bình, cho nên, ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo đã phổ biến rộng khắp. Đến thời Lý – Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh. Ở Việt Nam có những di tích cho thấy rõ ràng nhất về sự tồn tại của Ấn Độ giáo là thánh địa M Sơn của quốc gia Champa cổ, một công trình kiến trúc vĩ đại còn tồn tại đến ngày nay.

Văn học

Từ đầu công nguyên, chúng ta chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nước Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập, Tây Âu….Ở Việt Nam, các tác phẩm sử thi Ấn Độ đã trở thành món ăn tinh

thần hấp dẫn truyền từ đời này sang đời khác. Nổi tiếng nhất là bộ sử thi

Ramayana. Nghệ thuật kiến trúc

Tại Việt Nam, sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thể hiện qua các công trình có tính chất tôn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu. Nền kiến trúc Ấn Độ đã dung hòa, biến đổi cho phù hợp với nền văn hóa của từng nước khác nhau và trở thành điểm nổi bật của chính nước đó như: Borobudur (Indonesia), Angkor Wat (Campuchia), đặc biệt ở Việt Nam thì có thánh địa M Sơn. Ngoài ra, kiến trúc Ấn Độ cổ xưa còn được phát hiện qua các công trình đổ nát được xây dựng bằng nhiều loại vật liệu khác nhau chủ yếu là gạch và đá (các công trình của người Champa).

Lễ hội, ẩm thực

35

Ở Việt Nam, người Chăm là dân tộc chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nền văn hóa Ấn. Vì vậy, những lễ hội của họ cũng bắt nguồn từ Ấn Độ được thể hiện qua các lễ hội đền tháp như: lễ hội tháp bà Po Nagar vào tháng tư hằng năm. Còn với ẩm thực, đặc biệt là món cà ri Ấn Độ, sau khi du nhập vào Việt Nam thì người Việt đã biến tấu. Bằng cách nấu nhiều nước hơn và được dùng với nhiều hình thức đa dạng.

CHƯƠNG 4. TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC CHO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA ẤN ĐỘ VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NHÓM môn h a lý KINH t i ọc đị ế THẾ GIỚ đề tài địa lý KINH tế, CHÍNH TRỊ, xã hội của ấn độ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w