Các khoáng sản của Ấn Độ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NHÓM môn h a lý KINH t i ọc đị ế THẾ GIỚ đề tài địa lý KINH tế, CHÍNH TRỊ, xã hội của ấn độ (Trang 45 - 54)

Khoáng sản kim loại Khoáng sản phi kim Khoáng sn nhiên liu

Sắt, đồng, bauxit (quặng chính của nhôm), k m, Thành chì, vàng và bạc phần Đá photphat, dựng,

mica, thạch cao, florit, magnesit,

kim cương

Sắt – Được khai thác chủ yếu ở Madhya, Pradesh, Bihar, Goa, Karnataka và Orissa Phân bố Đồng – Có nguồn gốc chủ yếu từ Rajasthan và Bihar Tất cả đều phân bố rộng rãi trên bán đảo Ấn Độ Than đến từ khoảng 500 mỏ, cả bề mặt và hố sâu,

được phân phối trên một

số bang

Phát triển ngành luyện Khai thách đá quý, Trong ngành khí đốt và

Tiềm kim và sản xuất, gia công làm gốm sứ nhiên liệu cho máy móc

năng cơ khí, chế tạo máy móc, thiết bị

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp 4.1.3. Vốn

Thị trường vốn của Ấn Độ khá nhuần nhuyễn, minh bạch. Hệ thống ngân hàng của Ấn Độ tương đối "lành mạnh". Với hơn 70000 chi nhánh, hệ thống ngân hàng vững mạnh của Ấn Độ là một trong những hệ thống ngân hàng lớn nhất trên toàn cầu.

Vốn FDI lũy kế (bao gồm vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và vốn khác) trong giai đoạn từ tháng 4/2000 đến tháng 9/2020) đạt 722 tỷ USD, trong đó vốn cổ phần là một thành tố chính chiếm khoảng 70% tổng vốn FDI của Ấn Độ. Các lĩnh vực quan trọng thu hút

38

lượng lớn FDI bao gồm dịch vụ, phần mềm và phần cứng máy tính, viễn thông, thương mại, phát triển xây dựng, ô tô, hóa chất và dược phẩm.

Cuộc chiến thương mại M - Trung cùng với mối quan hệ ngoại giao căng thẳng với Trung Quốc liên quan đến cuộc khủng hoảng COVID - 19 đã khiến các nhà đầu tư toàn cầu tìm kiếm các quốc gia khác như Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan và Việt Nam để chuyển dịch hoạt động sản xuất.

Trong bối cảnh đó, New Delhi đã nhìn ra cơ hội để trỗi dậy thành một trung tâm sản xuất và mở rộng cơ sở xuất khẩu được vận hành dưới sáng kiến chủ đạo “Sản xuất tại Ấn Độ” của Thủ tướng Narendra Modi. Mục tiêu chính của sáng kiến này là thu hút đầu tư từ khắp nơi trên thế giới và củng cố nền tảng sản xuất của quốc gia Nam Á này. Ấn Độ cũng đang “khát vốn” đầu tư để nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cũ k nhằm hỗ trợ tăng trưởng.

Ấn Độ cũng sở hữu khả năng công nghệ cao trong ngành công nghiệp hạt nhân và các lĩnh vực khác, cũng như cung cấp các dịch vụ công nghệ cao cho các công ty nước ngoài. Các nỗ lực cải cách của Chính phủ Ấn Độ đã giúp nước này có bước “nhảy vọt” về các chỉ số toàn cầu trong 5 năm qua, như chỉ số đổi mới sáng tạo (tăng 33 bậc từ 81 lên 48), chỉ số thuận lợi kinh doanh (tăng 79 bậc từ 142 lên 63). Ấn Độ đang đặt mục tiêu lọt vào top 50 về chỉ số thuận lợi kinh doanh trong năm nay bất chấp dịch bệnh hoành hành.

4.1.4. Văn hoá đặc sắc

Ấn Độ là một quốc gia đa văn hóa và là một thị trường du lịch phát triển cao. Đặc biệt, Ấn Độ là một trong những động lực phát triển du lịch châu Á trong thời gian tới. Ấn Độ là một đất nước có nhiều sản phẩm du lịch khác nhau như du lịch tôn giáo, du lịch chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch trải nghiệm…

Tiềm năng du lịch Ấn – Việt:

Hiện nay, thay vì đến những điểm đến quen thuộc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… du khách Việt đang có xu hướng tìm đến với những điểm đến mới lạ, mang lại những trải nghiệm độc đáo hơn. Với nét văn hóa đặc sắc cùng nhiều điểm đến hấp dẫn, Ấn Độ đang trở thành một trong những điểm đến mới lạ thu hút du khách Việt trong năm 2020.

39

Thời gian vừa qua, chính phủ Ấn Độ đã đã đơn giản hóa thủ tục xin thị thực đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, hiện nay cũng đã có đường bay thẳng Việt Nam - Ấn Độ kết nối với hai thành phố Kolkata và New Delhi từ Hà Nội và TP HCM, giúptạo điều kiện cho du khách khi tới du lịch Ấn Độ.

Nắm bắt được xu hướng đó, liên minh tour bao gồm ba công ty du lịch là PYS Travel, ANZ Travel và Avitour đã phối hợp ra mắt sản phẩm tour du lịch độc đáo mang tên "Sắc màu Ấn Độ" với mong muốn mang đến những hành trình trải nghiệm độc đáo, mới lạ dành cho du khách Việt.

4.2. Thách thức

Theo tạp chí Diplomat của M , đại dịch COVID - 19 đã trực tiếp tác động tiêu cực đến cuộc sống, sinh kế của người dân Ấn Độ, với sự tàn phá kinh tế khủng khiếp của làn sóng lây nhiễm thứ hai. Sự bất ổn gia tăng đã làm xói mòn niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ giai đoạn từ 2020- 2022 có thể chỉ đạt 0% hoặc thậm chí âm. Điều này diễn ra ngay sau suy thoái kinh tế trong vòng 3 năm trước khi dịch bệnh bùng phát. Với các khoản đầu tư và hoạt động thương mại yếu kém, nền kinh tế Ấn Độ chủ yếu dựa vào lĩnh vực tiêu dùng. Tuy nhiên, lĩnh vực này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi hai làn sóng lây nhiễm COVID-19.

Tuy vai trò của Ấn Độ trong sự định hình cấu trúc khu vực Ấn Độ Dương - Thái

Bình Dương đang được nâng cao, nhưng những thách thức đặt ra đối với Ấn Độ

trong khu vực này cũng ngày một lớn:

− Trong tương quan sức mạnh tương đối với Trung Quốc, Ấn Độ vẫn còn có giới hạn. Quy mô nền kinh tế của Trung Quốc lớn gấp gần 5 lần Ấn Độ (GDP danh nghĩa ở

mức 14,34 nghìn tỷ USD so với mức 2,87 nghìn tỷ USD năm 2019) và chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc (261 tỷ USD năm 2019) cao hơn nhiều so với hơn 71,1 tỷ

USD của Ấn Độ. Để có thể trở thành một nước đối trọng với Trung Quốc, việc rút ngắn khoảng cách về sức mạnh kinh tế và quân sự là vấn đề đặt ra hiện nay đối với

Ấn Độ.

40

− Về vai trò của Ấn Độ trong thể chế hóa và quản trị khu vực, do các quốc gia vẫn

đang dồn lực đối phó với đại dịch COVID-19 và chưa có động thái nào đáng kể đối với việc thể chế hóa khu vực nên Ấn Độ chưa có nhiều cơ hội để thể hiện vai trò quản trị khu vực của mình. Là một thành viên của QUAD - nhóm “Bộ Tứ” được coi là trụ cột của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - nhưng Ấn Độ dường như chưa thể hiện được vai trò lãnh đạo, dù chỉ trong một lĩnh vực nhất định. Ngay tại “sân sau” Nam Á - nơi mà Ấn Độ là cường quốc duy nhất - Ấn Độ vẫn chưa đạt được sự đồng thuận và tin tưởng của các nước láng giềng. Điều này khiến sự tham gia tiến trình thể

chế hóa và quản trị khu vực của Ấn Độ chưa thực sự mạnh m .

− Mặc dù hiện nay Ấn Độ đã và đang nổi lên như một chủ thể cung cấp an ninh nhưng khả năng hỗ trợ quân sự và triển khai trực tiếp lực lượng quân sự để hỗ trợ và ổn định tình hình (hai trong bốn hình thức hoạt động thể hiện vai trò chủ thể cung cấp an ninh của Ấn Độ) trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vẫn còn hạn chế.

− Ấn Độ hiện chủ yếu tham gia các hoạt động kết nối kết cấu hạ tầng và hợp tác quân sự; các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, thương mại chưa thực sự rõ nét và có hiệu quả. Trong bối cảnh các chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy do sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, Ấn Độ có nhiều cơ hội để trở thành một “mắt xích” của chuỗi cung

ứng, nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nước này vẫn chưa có hoạt động kết nối thể chế và thương mại nào đáng kể.

Toàn khu vực đang đối mặt với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống vô cùng nghiêm trọng: dịch bệnh COVID-19 chưa có dấu hiệu bị dập tắt, nhiều nền kinh tế vẫn tiếp tục bị phong tỏa, khủng hoảng chính trị tại nhiều quốc gia, xung đột biên giới và tranh chấp lãnh thổ vẫn tiếp diễn,... Những trở ngại này đã trở thành thách thức lớn

đối với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị và văn hóa Ấn Độ nói riêng và toàn khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói chung.

4.3. Liên hệvới Việt Nam

4.3.1. Tiềm năng

So với Ấn Độ, thị trường lao động Việt Nam cũng được đánh giá cao với lực lượng

lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn ngày càng phát triển; Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, tuy nhiên, việc khai thác ở Việt Nam còn gặp khá nhiều hạn chế khitình trạng làm dụng, lấn chiếm đất rừng tự nhiên, tình trạng khai thác quá đà nguồn tài nguyên không tái tạo khiến tài nguyên ngày càng cạn kiệt, chính phủ Việt Nam đang dốc sức thực hiện và đưa ra các biện pháp trong việc khai thác, phục hồi và bảo vệ các nguồn tài nguyên; Vốn FDI rót vào Việt Nam tăng mạnh, Thông tin từ Bộ KH&ĐT cho biết, vốn đăng ký mới từ đầu năm đến nay đạt trên 13 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ; vốn tăng thêm đạt trên 7,09 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ và hiện có 97 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam; Trong lịch sử phát triển của dân tộc, Việt Nam đã tiếp nhận bốn dòng văn hóa/văn minh của nhân loại, đó là văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, Trung Cận Đông, phương Tây, từ đó nền văn hóa Việt Nam và Ấn Độ có những nét tương đồng được thể hiện qua nhiều lĩnh vực như tôn giáo, kiến trúc, nghệ thuật,… thông qua văn hóa Chămpa những nền văn hóa Việt Nam cũng không kém phần đa dạng và đặc sắc.

4.3.2. Thách thức

Cũng giống như Ấn Độ, nền kinh tế - xã hội Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề

bởi đại dịch Covid-19: Nhiều ý kiến cho rằng, kể cả nếu Việt Nam đã có khả năng chống chịu về kinh tế tương đối tốt hơn so với hầu hết các quốc gia khác trong 2020, thì nhiều

người dân vẫn phải trải qua tình trạng khó khăn về kinh tế và mức độ khó khăn đang tăng lên do tình hình kinh tế trong nước đang xấu đi, khi tốc độ tăng trưởng GDP quý III 2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước. Thực tế cho thấy, ngoài tác động tiêu cực kinh tế vĩ mô, đại dịch cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày của người lao động và hộ gia đình. Tuy nhiên, những tác động đó không dễ đo lường vì chúng biến thiên theo thời gian, phụ thuộc vào quy mô của đại dịch và mức độ nghiêm ngặt của các hạn chế đi lại. Nhiều hoạt động văn hóa, thúc đẩy du lịch bị trì trệ, đem lại không ít tổn thất về

tinh thần và tài chính cho người dân Việt Nam.

42

KẾT LUẬN

Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như ngày này thì Ấn Độ đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Ấn Độ là quốc gia dân số đông, mức thu nhập bình quân còn thấp, nhưng được đánh giá là một thị trường tiềm năng phát triển cao. Mục tiêu phấn đấu của Chính phủ Ấn Độ là đến năm 2025 nền kinh tế đạt mức giá trị năm ngàn tỷ đô la M .

Ấn Độ có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư: Chi phí nhân công chỉ vào khoảng 62 USD/tháng; Thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức hợp lý, vào khoảng 22%; Ấn Độ đang đàm phán và đã ký hơn 40 Hiệp định thương mại song phương và đa phương, trong đó có Hiệp định ASEAN - Ấn Độ mà Việt nam cũng được thụ hưởng. Chính phủ Ấn Độ cũng đã nhanh chóng triển khai và bắt kịp với các xu hướng của thế giới, đồng thời có kế hoạch chiến lược để phát triển và kêu gọi đầu tư, như các lĩnh vực: đầu tư công, phát triển kinh tế số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kinh doanh bao trùm để hỗ trợ những tầng lớp yếu thế, để không ai bị bỏ lại phía sau trong sự phát triển của xã hội. Xếp hạng Đổi mới sáng tạo do Ngân hàng Thế giới đánh giá, Ấn độ xếp hạng 67, đây là một thứ hạng tương đối nhưng cơ bản là đã có sự tăng trưởng tới 10 bậc trong thời gian ngắn vừa qua.

Việt Nam và Ấn Độ cũng có mối quan hệ sâu sắc và tin cậy, văn hóa Ấn Độ đã có những ảnh hưởng rộng rãi tại Việt Nam, đó cũng là những thuận lợi cơ bản cho sự phát triển các mối quan hệ kinh tế giữa hai nước. Tuy nhiên để có những hợp tác kinh tế đầu tư sâu sắc và hiệu quả, đặc biệt là từ khối doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, rất cần những thông tin sâu, sự hỗ trợ, tư vấn cụ thể hơn nữa từ các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, đặc biệt là từ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Ấn Độ, chỉ có như thế mới có thể tạo sự tin cậy và đẩy mạnh tiến độ cũng như quy mô của các hoạt động đầu tư, cũng như mới có thể bắt kịp được tốc độ của sự phát triển trong thời đại của nền kinh tế số.

43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. 1thegioi.vn (2021), Báo Ấn Độ: Có thể giúp Việt Nam như thế nào

trong tranh chấp ở Biển Đông?,

Available at: https://1thegioi.vn/bao-an-do-co-the-giup-viet-nam-nhu-the-nao- trong-tranh-chap-o-bien-dong-174453.html (truy cập ngày 10/02/2022)

2. Ban Tư liệu – Văn kiện (2015), Ấn Độ,

Available at: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/cac- nuoc-vung-lanh-tho/chau-a/an-do-india-979 (truy cập ngày 13/02/2022)

3. Báo đại biểu nhân dân (2021), Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sẽ ngày càng sâu đậm và phong phú,

Available at: https://vietnamnet.vn/vn/thong-tin-truyen-thong/viet-nam-va-an-do- huong-toi-quan-he-doi-tac-so-801996.html (truy cập ngày 09/02/2022)

4. Hồng Phúc (2020), Chính sách đối ngoại của Ấn Độ: những nhân tố định hình và sự đánh cuộc về tương lai,

Available at: https://baoquocte.vn/chinh-sach-doi-ngoai-cua-an-do-nhung-nhan-to- dinh-hinh-va-su-danh-cuoc-ve-tuong-lai-124193.html (truy cập ngày 16/02/2022)

5. Báo đại biểu nhân dân (2021), Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ s ngày càng sâu đậm và phong phú,

Available at: https://daibieunhandan.vn/quan-he-viet-nam-an-do-se-ngay-cang-sau- dam-va-phong-phu (truy cập ngày 07/02/2022)

6. Huy Lê (2020), Ấn Độ vươn lên thành trung tâm sản xuất của thế giới,

Available at: https://bnews.vn/an-do-vuon-len-thanh-trung-tam-san-xuat-cua-the- gioi/169685.html (truy cập ngày 10/02/2022)

7. Khánh Lan (2019), Quan hệ Việt Nam- Ấn Độ ngày càng phát triển sâu rộng và thực chất,

Available at: https://dangcongsan.vn/chao-xuan-ky-hoi-2019/xuan-que- huong/quan-he-viet-nam--an-do-ngay-cang-phat-trien-sau-rong-va-thuc-chat- 512209.html (truy cập ngày 08/02/2022)

8. Nguyễn Trần Xuân Sơn (2020), Quan hệ đối tác Mỹ - Ấn Độ: Hướng tới sự đồng thuận chiến lược,

44

Available at: http://tapchimattran.vn/the-gioi/quan-he-doi-tac-my-an-do-huong-toi- su-dong-thuan-chien-luoc-37175.html (truy cập ngày 14/02/2022)

9. Phương Linh (2019), Ấn Độ - điểm đến tiềm năng để khai thác du lịch và tâm linh trong năm 2020, [online] (truy cập ngày 13/02/2022)

Available at: https://vietnammoi.vn/an-do-diem-den-tiem-nang-de-khai-thac-du- lich-trai-nghiem-va-tam-linh-trong-nam-2020-20191219094932048.htm

10. Sở ngoại vụ TPHCM (2008), Thông tin cơ bản về Ấn Độ, Available at:

http://www.mofahcm.gov.vn/vi/tintuc_sk/tulieu/nr051205111332/nr060814164919 / ns081208151818/newsitem_print_preview (truy cập ngày 12/02/2022)

11. Trâm Trúc (2020), Lịch sử Ấn độ qua các thời kì, (truy cập ngày

10/02/2022) Available at: https://indianfoods.com.vn/blogs/van-hoa-an-do/lich- su-an-do-qua-cac-thoi-ki (truy cập ngày 10/02/2022)

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NHÓM môn h a lý KINH t i ọc đị ế THẾ GIỚ đề tài địa lý KINH tế, CHÍNH TRỊ, xã hội của ấn độ (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w