Sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, chiến tranh lạnh kết thúc, Ấn Độ đã điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình nhằm thích ứng với một thế giới đã thay đổi căn bản. Để phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế trong nước và thích ứng với tình hình quốc tế mới, nâng cao vị thế chính trị, Ấn Độ thực hiện chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, với ý thức độc lập, tự cường mạnh m nên tuy điều chỉnh chính sách đối ngoại nhưng Ấn Độ không từ bỏ những nguyên tắc của mình. Điều này thể hiện khá rõ trong phát biểu của Thủ tướng Ấn Độ Narasimha Rao khẳng định: “Thế giới đã thay đổi, các nước đều thay đỏi và không có gì có thể biện minh nếu Ấn Độ không thay đổi. Chúng ta phải điều chỉnh và có cách đề cập thực tế nhưng chúng ta không bao giờ thay đổi nguyên tắc mục tiêu”.
Trong những năm gần đây, Ấn Độ tiếp tục điều chỉnh mạnh chính sách đối ngoại theo hướng phát triển toàn diện nhằm đa dạng hóa trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, an
21
ninh và quốc phòng; tạo môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ hợp tác kinh tế với tất cả các đối tác. Ấn Độ tăng cường quan hệ trên trường quốc tế nhằm tạo thế cân bằng với các nước lớn, tranh thủ những yếu tố quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế.
Cùng với những thành công của chính sách đối ngoại hướng Đông, Ấn Độ đã gặt hái nhiều thành công, nhằm nâng cao vị thế chính trị của mình. Ấn Độ có nhiều động thái trong các diễn đàn quốc tế nhằm tăng cường vai trò của Ấn Độ: Tích cực vận động để trở thành Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; lập diễn đàn ba nước gồm Ấn Độ - Brazil - Nam Phi; có tiếng nói quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp tại WTO. Ấn Độ luôn giữ vững nguyên tắc, có thái độ thực tế trong quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh với M , Nga, Trung Quốc vì lợi ích cao nhất của Ấn Độ.