Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn MARKETING QUỐC tế đề tài NGHIÊN cứu về VIỆC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM của HÃNG nội THẤT, đồ GIA DỤNG IKEA (Trang 42 - 43)

1. Phương thức xâm nhập thị trường

1.1 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

• Về đầu vào:

Trong khâu sản xuất, các sản phẩm nội thất tại IKEA được thiết kế với nguyên liệu đầu vào sao cho tiết kiệm nhiều nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chí về chất lượng cao cho sản phẩm của mình. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của IKEA so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Như việc công ty tiết kiệm nguyên liệu bằng việc thiết kế sản xuất chân rỗng cho đồ đạc, hay sử dụng giấy tổ ong thay vì gõ đặc để làm đầy phần ruột cho mặt bàn.

So với các doanh nghiệp trên quan niệm khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên thì các chính sách của IKEA giúp hạ thấp chi phí sản xuất và mang đến tác động tích cực đến môi trường, gây ấn tượng với người tiêu dùng, thúc đẩy doanh số bán hàng. Nguồn lao động giá rẻ ảnh hưởng rất lớn đến lợi thế cạnh tranh của IKEA bởi nó góp phần giảm chi phí. Công ty chú trọng đặt hàng ở những quốc gia có nguồn nhân công giá rẻ. Các sản phẩm của IKEA được đặt hàng từ 1800 nhà sản xuất tại 55 nước khác nhau trên thế giới. Các nước Châu A ngày càng trở thành đối tác quan trọng của IKEA, đặc biệt là Trung Quốc với nguồn lao động dồi dào và gần đây là các nước Asean.

• Về khoa học công nghệ:

Yếu tố này được coi là một đầu vào cao cấp có vai trò phát huy và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Nhà bán lẻ Thụy điển đã và đang khởi động một số phương thức bán hàng mới áp dụng công nghệ để đáp ứng lại nhu cầu khách hàng trong thời buổi hiện tại. Khởi điểm của những suy nghĩ đó xuất phát từ việc IKEA sẽ cho phép đồ nội thất của mình rao bán trên các trang thương mại điện tử thứ ba. Hơn thể nữa, IKEA cũng đang bổ sung thêm những ý tưởng bán hàng để củng cố thêm vị trí của mình trong giai đoạn khó khăn.

35

Cụ thể, IKEA áp dụng công nghệ thực tế ảo dùng trên nền tảng thiết bị thông minh (điện thoại, máy tính bảng). Trong những năm gần đây, IKEA đã triệt để áp dụng công nghệ AR trên ứng dụng của mình. Ứng dụng cho phép người dùng có thể chọn đồ nội thất và khách hàng có thể quan sát các sản phẩm dưới dạng 3D một cách chân thực nhất, đặt sản phẩm vào bất cứ đâu họ muốn trong chính căn nhà của họ. Trải nghiệm này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian di chuyển, ra quyết định đúng đắn, nhanh gọn, cũng như tăng doanh số bán lẻ trực tuyến của nhãn hàng.

• Về sản phẩm:

IKEA cũng luôn nỗ lực tìm hiểu kĩ càng về khách hàng cũng như tự phát triển sản phẩm của mình ngày một hoàn thiện hơn. Tại khâu thiết kế, IKEA luôn kiểm tra để đảm bảo rằng sản phẩm của mình đáp ứng được các yêu cầu về chức năng, chất lượng, hiệu quả với mức giá hợp lý mà nhiều người có thể sẵn sàng để chi trả.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn MARKETING QUỐC tế đề tài NGHIÊN cứu về VIỆC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM của HÃNG nội THẤT, đồ GIA DỤNG IKEA (Trang 42 - 43)