2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, KT - XH và văn hóa của Quận Gò Vấp vànhu cầu thu hồi đất phục vụ các dự án tại Quận Gò Vấp nhu cầu thu hồi đất phục vụ các dự án tại Quận Gò Vấp
2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội của Quận GòVấp Vấp
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Về vị trí địa lý
Gò Vấp là một trong những Quận nội thành của Tp. HCM, nằm ở phía Bắc và Tây Bắc Thành phố. Phía Bắc giáp Quận 12; phía nam giáp quận Phú Nhuận; phía Tây giáp Quận 12 và quận Tân Bình; phía Đông giáp quận Bình Thạnh. Quận được xem là cửa ngõ ra vào quan trọng của Thành phố, điểm giao nhau giữa các tuyến quốc lộ, hương lộ và gần quốc lộ 22.
Hình 2.1. Bản đồ địa chính Quận Gò Vấp
Nguồn ảnh: danhkhoireal.vn, năm 2020
Tổng diện tích mặt đất tự nhiên là 1.975,85 ha. Dân số ước tính là 676.889 người (theo thống kê vào tháng 4/2017 của Cục Thống kê TP.HCM). Quận Gò Vấp có tốc độ phát triển kinh tế cao với cư dân đông đúc đứng thứ 2trong tổng số 21 quận, huyện, Thành phố trên địa bàn thành phố. Diện tích đất đai tương đối lớn, đất đai quân sự-quốc phòng chiếm một tỉ trọng khá lớn (khoảng 329,3 ha). Ngoài ra, vốn là một quận ven nội
thành nên diện tích đất nông nghiệp cũng chiếm một tỉ trọng không nhỏ. Về địa hình
Là cửa ngõ nối liền trung tâm thành phố với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh... qua trục lộ Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, Xa lộ Đại Hàn, tiếp cận phi trường Tân Sơn Nhất và đường xe lửa Bắc - Nam.
Địa hình Gò Vấp từ lâu luôn được xem là nơi rất thuận lợi cho công việc xây dựng các công trình lớn nhờ nền đất cứng, cũng như ít chịu nhiều ảnh hưởng do mưa lớn và triều cường so với các quận khác tại TP.HCM.
Về cơ sở hạ tầng
Gò Vấp hiện nay được xem là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng; cụ thể, đi vào hoạt động từ đầu năm 2016, Đại lộ Phạm Văn Đồng đã trở thành một trong những tuyến đường rộng và đẹp nhất thành phố hiện nay kết nối với khu vực Bắc Sài Gòn, các quận nội đô và sân bay Tân Sơn Nhất. Bên cạnh đó, tuyến Quốc lộ 1A cũng đang được nâng cấp xây dựng kết nối với 2 tuyến Metro lớn của thành phố; đặc biệt, việc mở rộng tuyến Quốc lộ 13 - Xô Viết Nghệ Tĩnh lên 60m đã được phê duyệt chủ trương sẽ giúp việc di chuyển vào trung tâm thành phố một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy thị trường BĐS khu vực Bắc Sài Gòn phát triển. Ngoài ra, Quận đã đầu tư nhiều kinh phí cho các công trình phúc lợi công cộng, giải tỏa nhà chật hẹp, sửa chữa nhà làm việc (Câu lạc bộ Hưu trí, Câu lạc bộ Thiếu nhi, Nhà Truyền thống, Đài liệt sĩ, UBND các Phường; 148 căn hộ giải tỏa nhà chật hẹp; sửa chữa 33.700m2 nhà cơ quan, trung tâm thương nghiệp Ngã Năm; xây dựng 42 phòng học Phổ thông và 1.400m2 nhà trẻ, mẫu giáo...). Các cơ sở tập thể đã được quan tâm đầu tư để mở rộng mặt bằng SXKD (như cửa hàng trung tâm chợ Xóm Mới, chợ Gò Vấp, cửa hàng vật liệu xây dựng, cửa hàng ký gởi Liên hiệp xã - tiểu thủ công nghiệp...).
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội
Phát triển kinh tế:
Thực hiện định hướng phát triển theo cơ cấu kinh tế của Thành phố với trọng tâm là “Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp”, quận Gò Vấp đã định hướng thay đổi cơ cấu từ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ và du lịch sang định hướng cơ cấu: dịch vụ - công nghiệp.
Giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế bình quân đạt 11,13%. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng “dịch vụ - công nghiệp”, tỷ trọng thương mại - dịch vụ đạt 70,9%. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán
ra thị trường xã hội bình quân tăng 19,08%. Công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp được quan tâm thực hiện.
Thu NSNN bình quân hàng năm tăng 11,16%, đạt dự toán thành phố giao. Công tác điều hành chi NSNN đúng định mức, chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.
Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Công tác quản lý và phát triển đô thị: được chú trọng thực hiện và đảm bảo theo quy định.
Chất lượng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; công tác quản lý đô thị được nâng lên và triển khai thực hiện đồng bộ
Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng các công trình, dự án trên địa bàn Quận được thực hiện đúng với quy hoạch, đảm bảo kết nối đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật hiện có và phù hợp với định hướng phát triển.
Văn hóa - xã hội
Chất lượng giáo dục đào tạo cùng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không ngừng được nâng cao; đảm bảo trình độ đạt chuẩn. Tỷ lệ học sinh tiểu học và trung học cơ sở học tăng hàng năm.
Các hoạt động kỷ niệm, tuyên truyền, cổ động chính trị được tổ chức có hiệu quả, đa dạng, đảm bảo phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị, đậm đà bản sắc dân tộc. Hoạt động thể dục - thể thao được quan tâm đầu tư, phong trào rèn luyện thân thể ngày càng phát triển sâu rộng trong cộng đồng.
Công tác y tế và xã hội hóa ngành y tế đạt được những kết quả tích cực, hệ thống y tế tư nhân phát triển mạnh, đa dạng nhiều loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Nhân dân.
Công tác chăm lo chính sách đối với người có công và người nghèo được thực hiện tốt, các chế độ ưu đãi trong giáo dục, nhà ở, bảo hiểm y tế đảm bảo.
Chương trình Giảm nghèo bền vững ngày một đi vào thực chất, hiệu quả được nhân rộng và nhận được sự đồng thuận cao của các tầng lớp Nhân dân.