Bối cảnh kinh tế-xã hội quận Gò Vấp

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 62 - 64)

thị hóa, tốc độ tăng dân số cao của Tp. HCM, do đó, cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, hàng loạt các công trình, cơ sở hạ tầng, các dự án nhà ở, chung cư … được xây dựng, tăng về quy mô, số lượng và chất lượng. Để các công trình, dự án hoàn thành đúng tiến độ thì phải thực hiện tốt công tác bồi thường và GPMB.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Gò Vấp lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định mục tiêu tổng quát “Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với nâng cao chất lượng sống của Nhân dân; bảo đảm quốc phòng và an ninh; đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nâng cao phúc lợi xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc, kiên trì mục tiêu phấn đấu xây dựng quận Gò Vấp văn minh - giàu đẹp - nghĩa tình; góp phần cùng Thành phố xây dựng đô thị thông minh, hiện đại” [20, tr.6].

Từ định hướng tổng quát trên, quận Gò Vấp có các điểm chủ yếu về bối cảnh KT- XH cần quan tâm, như sau:

+ Khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng “dịch vụ - công nghiệp”, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ.

+ Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý đô thị, xây dựng đô thị phát triển bền vững gắn với chương trình xây dựng đô thị thông minh.

+ Triển khai thực hiện các Chương trình trọng điểm, như: Chương trình giảm ô nhiễm môi trường; Chương trình triển khai thực hiện Đề án xây dựng đô thị thông minh tại quận Gò Vấp giai đoạn 2020 - 2025.

+ Đối với 06 công trình trọng điểm:

Tiếp tục thực hiện 03 công trình chuyển tiếp nhiệm kỳ 2015 – 2020: Công trình đầu tư xây dựng trường Tiểu học Phường 12; Công trình đầu tư mở rộng đoạn đường Nguyễn Văn Nghi - Lê Quang Định (đoạn từ đường

Nguyễn Thái Sơn đến đường Phạm Văn Đồng); Công trình đầu tư mở rộng đường Dương Quảng Hàm (đoạn từ đường Lương Ngọc Quyến, phường 5 đến Công Viên Văn hóa, phường 6).

Tổ chức thực hiện 03 công trình trọng điểm nhiệm kỳ 2020 - 2025: Công trình đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Lê Đức Thọ (đoạn từ đường Lê Văn Thọ đến đường Nguyễn Oanh); Công trình xây dựng mới 300 phòng học; Công trình đầu tư xây dựng Trung tâm bơi lội quận.

+ Tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng; công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; hệ thống thương mại dịch vụ tại các tuyến đường trung tâm.

+ Hoàn thiện hệ thống giao thông, cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở y tế, cơ sở hành chính nhà nước, cơ sở thể dục thể thao.

Bối cảnh KT - XH quận Gò Vấp có một số thuận lợi sau:

- Theo quy hoạch chung trong xây dựng Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quận Gò Vấp nằm trong quy hoạch phát triển đô thị trung tâm, giáp ranh với khu đô thị vệ tinh phía Bắc của Thành phố, gắn với xây dựng vùng kinh tế trọng điểm nên có nhiều có nhiều tiềm năng, lợi thế và cơ hội thu hút dự án đầu tư, là động lực để thúc đẩy KT - XH phát triển.

- Các chính sách, định hướng phát triển của Trung ương, UBND Thành phố nhằm kích thích tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội đã đi vào cuộc sống, bước đầu phát huy tác dụng. UBND Thành phố và các sở, ngành có sự quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện cho quận Gò Vấp là một trong những Quận có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ CNH - HĐH, đô thị hóa nhanh.

- Trên địa bàn quận, có nhiều ngành nghề, làng nghề truyền thống (làng đúc lư đồng An Hội, làng dệt chiếu Bến Hải…), nhân dân cần cù, năng động, thân thiện nên có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp theo hướng cung cấp sản phẩm chất có lượng cao.

- Những kết quả mà Quận đã đạt được trong nhiều năm qua là đòn bẩy, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KT - XH trên địa bàn Quận.

Bên cạnh những thuận lợi có được, quá trình phát triển KT - XH của quận Gò Vấp còn gặp một số khó khăn như sau:

- Cơ chế chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi, thiếu tính đồng bộ, chưa sát thực tiễn địa phương.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn quận chưa đồng bộ, kết nối hài hòa.

- Trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận CBCC còn hạn chế, chưa chủ động, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn quận giảm mạnh do bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư dẫn đến vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ còn khó khăn.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w