Trong những năm qua, UBND quận đã triển khai chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB các dự án theo các văn bản chỉ đạo của UBND Tp. HCM và các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Sở - ngành trực thuộc Thành phố. Kể từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC, các dự án khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo các văn bản pháp quy là: Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/5/2015; Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 09/8/2018. Đến năm 2020, UBND Tp. HCM đã sửa đổi, bổ sung quyết định số 28/2018/QĐ-UBND tại Quyết định số 07/2020/QĐ-UBND ngày 18/3/2020 nhằm bổ sung, hoàn thiện cơ sở, chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định.
Tại quận Gò Vấp, UBND quận đã ban hành khá nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn, phân công Ban Bồi thường GPMB phối hợp với các cơ quan chuyên môn, chủ đầu tư dự án để thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB các dự án trên địa bàn Quận. Năm 2012, UBND quận Gò Vấp đã ban hành Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 18/9/2012 về Quy chế tổ chức thực hiện và quản lý các dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp hẻm trên địa bàn quận Gò Vấp theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Từ đó, đã cho thấy hiện nay có nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai, thực thi liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồiđất. Hệ thống văn bản có thể nói đã đề cập tương đối đầy đủ các nội dung, chính sách của công tác công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Tuy nhiên trong quá trình thực thi vẫn còn nững khó khăn, vướng mắc; do đó UBND quận phải chỉ đạo Ban Bồi thường GPMB, phòng, ban chuyên môn
kịp thời theo dõi các chủ trương, chỉ đạo của Thành phố, hướng dẫn của Sở ngành để cập nhật, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời kịp thời kiến nghị UBND Thành phố có những hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung chính sách cho phù hợp với công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC tại địa phương.
Bên cạnh đó, trong cơ chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC tại địa phương, do có liên quan đến nhiều phòng, ban chuyên môn khác nhau như Phòng Tài nguyên và môi trường; Phòng Quản lý đô thị; Phòng Kinh tế; Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao động, thương binh và xã hội; Chi cục thuế; Thanh tra Quận; Kho bạc nhà nước … Mỗi cơ quan, đơn vị có những thẩm quyền, chức năng, quy định, hướng dẫn khác nhau trong cơ chế thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC nên dẫn đến tình trạng còn chồng chéo trong việc thực thi và triển khai, hiệu quả đạt được chưa cao.
Nhằm đánh giá về thực trạng xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn có liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC trên địa bàn quận Gò Vấp, đề tài khảo sát các đối tượng là CBCC, viên chức tại các cơ quan QLNN, các chủ đầu tư và các hộ gia đình bị thu hồi đất về các nội dung với thang đánh giá từ 1 đến 5 điểm (gồm 1: Kém, 2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Khá, 5: Tốt). Kết quả được tổng hợp đến năm 2020, tại Bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3. Kết quả điều tra thực trạng xây dựng và ban hành các văn bản liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn quận
STT TT
Đánh giá
Tiêu chí 1 2 3 4 5iểm TBĐ
1dựng Các văn bản được xây và ban hành thường xuyên 2, 22 6, 67 1 5,56 4 4,44 3 1,1 1 3,9 5/5 2
Các văn bản được xây dựng trên thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ TĐC 8, 89 12 ,22 32 ,22 35 ,56 11 ,1 1 3,2 8/5 3 Ban hành các văn bản thực hiện một các đồng bộ thống nhất và nhanh nhất tới các
đối tượng quản lý
16 ,66 18 ,89 30 ,00 25 ,56 8, 89 2,9 1/5
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, năm 2020
Phân tích Bảng 2.3 về thực trạng xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC trên đia bàn quận Gò Vấp, Tp. HCM hiện
nay, nhận thấy:
Đối với các văn bản được xây dựng và ban hành thường xuyên: CBCC, nhà đầu tư đã đánh giá tương đối tốt, cụ thể đánh giá là khá đạt tỷ lệ 44,44%; đánh giá là trung bình đạt tỷ lệ 31,11% với số điểm trung bình là 3,95/5.
Đối với các văn bản được xây dựng dựa trên thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC: CBCC, nhà đầu tư đã đánh giá mức khá và trung bình với tỷ lệ lần lượt là 32,22% và 35,56% với điểm trung bình là 3,28/5.
Khi được phỏng vấn về tính chất đồng bộ, thống nhất và sự cập nhật nhanh chóng các văn bản thì chủ đầu tư, người dân cho rằng các cơ quan QLNN làm chưa tốt với 18,89% người được hỏi đánh giá là yếu và 16,66% đánh giá là kém với mức điểm trung bình dưới khá là 2,91/5. Qua tìm hiểu, đánh giá thì nguyên nhân là do sự thay đổi liên tục trong chủ trương, các văn bản chỉ đạo về bồi thường, GPMB của UBND thành phố; công tác định giá đất, phê duyệt đơn giá bồi thường còn thấp, chưa phù hợp giá trị chuyển nhượng trên thị trường nên công tác bồi thường còn chậm. Ngoài ra, còn do nguyên nhân là thời gian qua, các văn bản được triển khai trên địa bàn quận chưa được cụ thể hóa, ban hành văn bản phù hợp với tình hình thực tế địa phương mà chủ yếu sử dụng các văn bản của Trung ương và của UBND Tp. HCM. Từ đó, thấy rằng việc xây dựng, ban hành các văn bản QLNN về chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC tại địa phương cần được quan tâm hơn, được triển khai đồng bộ, nhanh chóng gắn liền với thực tiễn của quận Gò Vấp.