Thắt chặt mối quan hệ ngoại giao khu vực và quốc tế, song phương và đa

Một phần của tài liệu TIỂ ậ ỳ n GIỮA k môn l CH s ị ử đả ộ ệ NG c NG sản VI t MAM CHỦ i GIAO TRƯƠNG NGOẠ GIAI đoạn 1945 – 1946 (Trang 25 - 26)

đa phương hiệu quả, chủ động và linh hoạt

Thứ nhất, phát huy cao độ tính chủ động, tích cực của ngoại giao Hồ Chí Minh. Chỉ có chủ động, tích cực mới giúp nâng cao vai trò, vị thế và tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ lợi ích của Việt Nam trong mọi tình huống cạnh tranh hoặc hợp tác, thỏa hiệp giữa các nước lớn. Do đó, ngoại giao cần chủ động, tích cực thực hiện hiệu quả chủ trương đưa quan hệ với các nước vào chiều sâu; tích cực hội nhập quốc tế; chủ động và tích cực đóng góp xây dựng định hình các thể chế đa phương, nhất là trên các diễn đàn ASEAN, Liên Hợp quốc, APEC, ASEM, hợp tác các nước tiểu vùng Sông Mê Công...; từng bước tích cực tham gia đóng góp vào nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó với các thách thức chung toàn cầu.

Thứ hai, tiếp tục vận dụng khéo léo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến,” kiên trì về nguyên tắc nhưng linh hoạt về sách lược và bước đi. Trong quan hệ với các nước đối tác, ta có thể vận dụng nguyên tắc này để nâng cao hiệu quả hợp tác, thắt chặt quan hệ hữu nghị, bình đẳng, hợp tác phát triển song phương, xây dựng, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia khác. Kiên trì thực hiện định hướng phát triển quan hệ với từng nước, nhưng không ngừng học tập đổi mới và linh hoạt trong cách triển khai, đặc biệt là với các nước trong khu vực Đông Nam Á riêng: Lào, Cam-pu-chia, các nước ASEAN; các nước lớn, như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, các đối tác chiến lược, đối tác phát triển toàn diện. Hơn nữa, trước bối cảnh cạnh tranh và hợp tác giữa các nước phức tạp hiện nay, bên cạnh kiên trì mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc là cái “bất biến”, thì trong xử lý quan hệ với

19

các nước, trong từng vấn đề cụ thể đòi hỏi ngoại giao phải hết sức linh hoạt, sáng tạo, ứng biến để đảm bảo lợi ích quốc gia - dân tộc cao nhất.

Một phần của tài liệu TIỂ ậ ỳ n GIỮA k môn l CH s ị ử đả ộ ệ NG c NG sản VI t MAM CHỦ i GIAO TRƯƠNG NGOẠ GIAI đoạn 1945 – 1946 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w