Nguyên tắc đối ngoại là cần phục vụ lợi ích của quốc gia, dân tộc

Một phần của tài liệu TIỂ ậ ỳ n GIỮA k môn l CH s ị ử đả ộ ệ NG c NG sản VI t MAM CHỦ i GIAO TRƯƠNG NGOẠ GIAI đoạn 1945 – 1946 (Trang 26 - 27)

Thứ nhất, ngoại giao phải luôn xác định, quán triệt nguyên tắc vì lợi ích quốc gia -

dân tộc. Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng, Đảng ta ngày càng xác định rõ nguyên tắc vì lợi ích quốc gia - dân tộc trong hoạt động đối ngoại. Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) của Đảng nhấn mạnh “bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc” là một trong những mục tiêu then chốt của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội XI, Đảng ta lần đầu tiên đưa mục tiêu đối ngoại “vì lợi ích quốc gia, dân tộc” trong phần đối ngoại của Cương lĩnh và Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng XI. Trong văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta xác định rõ hơn: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”. Lợi ích quốc gia - dân tộc đã, đang và sẽ tiếp tục là kim chỉ nam, tiêu chí cao nhất trong triển khai hoạt động đối ngoại. Không những vậy, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII còn xác định đây là một trong những quan điểm chỉ đạo cao nhất nhằm thực hiện tầm nhìn và định hướng phát triển của đất nước. Đồng thời, Việt Nam không theo chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, hẹp hòi mà thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.

Thứ hai, phương châm “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại” cần được sử dụng tốt. Hiện nay và sắp tới, ngoại giao cần chú trọng tiếp tục tăng cường tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế nhằm củng cố nội lực, tận dụng mọi cơ hội cho phát triển, phát huy “sức mạnh mềm” nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đẩy mạnh quan hệ với các đối tác trên các kênh đối ngoại Đảng, Nhà nước, Nhân dân; trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, v.v. Trong hội nhập kinh tế, cần chú trọng xác định rõ hơn vị trí của Việt Nam trong phân công lao động quốc tế, tích cực tham gia và cải thiện vị trí của nước ta trong chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Chúng ta phải “luôn luôn đặt dân tộc mình vào dòng chảy của thời đại, nêu cao đại nghĩa

20

của dân tộc, tranh thủ được thiện cảm của nhân loại tiến bộ, nâng cao cả thực lực và vị thế của đất nước một cách bền vững nhất”.

Một phần của tài liệu TIỂ ậ ỳ n GIỮA k môn l CH s ị ử đả ộ ệ NG c NG sản VI t MAM CHỦ i GIAO TRƯƠNG NGOẠ GIAI đoạn 1945 – 1946 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w