Học hỏi trau dồi phát triển đường lối ngoại giao ngày càng hiệu quả, vững

Một phần của tài liệu TIỂ ậ ỳ n GIỮA k môn l CH s ị ử đả ộ ệ NG c NG sản VI t MAM CHỦ i GIAO TRƯƠNG NGOẠ GIAI đoạn 1945 – 1946 (Trang 27 - 31)

mạnh

Luôn nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, tham mưu, dự báo; đồng thời, không ngừng bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại. Thực tiễn cho thấy sự tư duy sắc bén và bản lĩnh ngoại giao của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều dựa trên cơ sở “hiểu” rõ đối tượng thông qua quan sát, nghiên cứu, đánh giá đúng tình hình và so sánh tương quan lực lượng. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tập trung vào các vấn đề an ninh phát triển thiết thân đối với Việt Nam. Đặc biệt, cần nắm vững và vận dụng nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong ứng xử ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “ngũ tri” - biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến; “phải nhìn cho rộng, phải suy cho kỹ” để luôn làm chủ tình thế. Đồng thời, chú trọng công tác xây dựng ngành, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại có chuyên môn, nghiệp vụ tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng theo phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên cao nhất trong thực hiện nhiệm vụ.

21

KẾT LUẬN

Gần 75 năm đã trôi qua và nhất là sau 35 năm đổi mới, những bài học kinh nghiệm và

ýnghĩa lịch sử to lớn của Sách lược ngoại giao thời kỳ 1945-1946 mãi còn vẹn nguyên giá trị. Đó là bài học về phát huy sức mạnh của chính quyền nhân dân, bài học về phân hóa và lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, biết tận dụng đúng thời cơ cách mạng, biết nhân nhượng đúng lúc, nhân nhượng có nguyên tắc, luôn đặt lợi ích dân tộc, chủ quyền quốc gia lên trên hết, …

Chính trong thời điểm vô vàn khó khăn đó, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng ngoại giao như một vũ khí sắc bén để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền nhân dân, phục vụ kháng chiến, kiến quốc. Dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoại giao Việt Nam đã vận dụng nhuần nhuyễn phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Người luôn kiên định với mục tiêu “bất biến” nên đã “vạn biến” trong từng hành động, chỉ đạo, lãnh đạo cách mạng Việt Nam(1945-

1946). Để giữ vững nền độc lập dân tộc, khi thì khéo léo nhân nhượng với các lực lượng Trung Hoa Dân quốc để tập trung lực lượng chống thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ, khi thì “hòa với Pháp” để ‘đuổi” lực lượng Trung Hoa dân quốc về nước. Trong mọi tình thế, Hồ Chí Minh luôn tự chủ, uyển chuyển trong các hoạt động đối ngoại để khẳng định tính hợp pháp của một quốc gia độc lập. Bên cạnh những thành công, ngoại giao Việt Nam còn có những hạn chế trong vận dụng phương pháp ngoại giao. Xuất phát từ tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra một số bài học kinh nghiệm từ quá 150 trình lãnh đạo, thực hiện đường lối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới. Đây cũng là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục vận dụng phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, thế và lực của đất nước ta đã mạnh hơn trước. Kinh tế liên tục tăng trưởng và gắn kết với kinh tế khu vực và thế giới; chính trị-xã

hội ổn định; quan hệ đối ngoại được triển khai rộng khắp, đa tầng nấc; vị thế và uy tín Việt Nam trong khu vực và quốc tế không ngừng nâng cao. Tuy nhiên, các thách thức đa chiều do tình hình thế giới diễn biến phức tạp đã và đang tác động trực tiếp đến môi trường an

ninh-phát triển của nước ta. Trên thế giới và ở khu vực, xung đột vũ trang, tranh chấp tài

22

nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, khủng bố tiếp tục gia tăng. Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ nét, theo đó các nước lớn vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh kiềm chế lẫn nhau ngày càng gay gắt. Dưới tác động của đại dịch COVID-19, những biến động trong cục diện quốc tế bị đẩy nhanh hơn, tác động trực tiếp, nhiều chiều tới môi trường an ninh và phát triển của Việt Nam, đem lại thời cơ và thách thức mới đan xen. Do đó công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân phải có sự điều chỉnh kịp thời, để vừa đáp ứng nhu cầu phát triển, phù hợp với thông lệ quốc tế; đảm bảo giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và bảo vệ môi trường, trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi giữa các quốc gia như chủ trương ngoại giao hòa bình giai đoạn 1945 - 1946.

Phát huy truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước và những bài học kinh nghiệm quý báu đã được đúc kết trong thực tiễn và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, tiếp tục tinh thần ngoại giao đồng hành cùng đất nước, một lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngoại giao Việt Nam sẽ vững bước tiến lên, viết tiếp những trang sử vàng của nền ngoại giao hiện đại, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Trần Quý (2016), “Ngoại giao Việt Nam Dân chủ cộng hòa trước toàn quốc kháng chiến – bài học cho công tác đối ngoại giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân

Ngoại giao Việt Nam Dân chủ cộng hòa trước toàn quốc kháng chiến – bài học cho công tác đối ngoại giai đoạn hiện nay – Tạp chí Quốc phòng toàn dân.

2. Đinh Thị Thu Hoài (2016), “Phát huy những bài học kinh nghiệm từ sách lược ngoại giao của Đảng thời kỳ 1945-1946 trong giai đoạn hiện nay”

Phát huy những bài học kinh nghiệm từ sách lược ngoại giao của Đảng thời kỳ 1945-1946 trong giai đoạn hiện nay

3. Nguyễn Đức Độ (2014), “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về “Dĩ bất biến, Ứng vạn biến” trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay”, Học viện chính trị Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về “Dĩ bất biến, Ứng vạn biến” trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay – Học viện chính trị.

4. Nguyễn Đình Bin (2002), “Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000”, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Bộ Ngoại Giao.

5. Nguyễn Huy Sơn (2020), “Đấu tranh ngoại giao nước Việt Nam DCCH thời kỳ mới thành lập”, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Đấu tranh ngoại giao nước Việt Nam DCCH thời kỳ mới thành lập – Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

6. Nguyễn Thanh Tùng (2019), “Ngoại giao Hồ Chí Minh trong những năm 1945 - 1946: Tiếp cận Chính trị học quốc tế”, Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh

học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Kim Dung (2000), “Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại thời kỳ 1945 – 1946”, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

24

8. Phạm Bình Minh (2020), “Phát huy vai trò của ngoại giao Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí cộng sản

Phát huy vai trò của ngoại giao Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc- Tạp chí cộng sản

9. Vũ Như Khôi, 1995, Sách lược hòa hoãn của Đảng để giữ vững chính quyền thời kỳ

1945 –1946, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học lịch sử, Viện nghiên cứu chủ

nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội.

25

Một phần của tài liệu TIỂ ậ ỳ n GIỮA k môn l CH s ị ử đả ộ ệ NG c NG sản VI t MAM CHỦ i GIAO TRƯƠNG NGOẠ GIAI đoạn 1945 – 1946 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w