Kiểm định mô hình đã khắc phục

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG tới sản LƯỢNG XUẤT KHẨU THỦY sản VIỆT NAM SANG một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI GIAI đoạn 2001 2020 (Trang 42)

b. Nhận định về các biến độc lập trong mô hình

4.8. Kiểm định mô hình đã khắc phục

Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy:

Ngoại trừ biến log_DIS thì tất cả các biến còn lại đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%, thậm chí là 1% vì P-value của tất cả các biến này đều nhỏ hơn 0,01.

- Hệ số chặn0: Khi các biến độc lập trong mô hình có giá trị bằng 0 thì giá trị trung bình của kỳ vọng khối lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam bằng

-17.01883, đó chính là trung bình ảnh hưởng của các nhân tố khác không nằm trong mô hình lên kỳ vọng khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

- log_REXR: Trong giả thuyết các nhân tố khác không đổi, khi tỷ giá hối đoái thực của nước nhập khẩu/VNĐ tăng lên 1% thì giá trị trung bình của kỳ vọng khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới nước đó giảm đi

0.0875705%. Mối quan hệ giữa log_REXR và log_EXP là mối quan hệ ngược chiều, kết quả trái với kỳ vọng ban đầu.

- log_PPP: Trong giả thuyết các nhân tố khác không đổi, khi thu nhập bình quân đầu người của nước nhập khẩu tăng lên 1% thì giá trị trung bình của kỳ vọng khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới nước đó tăng lên 1.805633%. Mối quan hệ giữu log_PPP và log_EXP là mối quan hệ thuận chiều, kết quả đúng với kỳ vọng ban đầu.

36

- log_Q: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi khối lượng sản xuất thủy sản của nước nhập khẩu tăng lên 1% thì giá trị trung bình kỳ vọng của khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới nước đó tăng lên 0.8034272%. Mối quan hệ giữa log_Q và log_EXP là mối quan hệ thuận chiều, kết quả trái với kỳ vọng ban đầu.

- WTO: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO thì giá trị trung bình kỳ vọng của khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng lên 0.3670906%. Mối quan hệ giữa WTO và log_EXP là mối quan hệ thuận chiều, kết quả thuận đúng với kỳ vọng ban đầu.

37

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 5.1.

Giải thích mô hình và kết luận

Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người của nước nhập khẩu có tác động tích cực đến khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đến nước đó. Khi thu nhập của nước ngoài tăng, điều đó có nghĩa là tăng trưởng kinh tế của nước ngoài đang tăng tốc, đây là điều kiện thuận lợi giúp cho giá trị xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam có cơ hội tăng lên, từ đó khối lượng xuất khẩu cũng sẽ tăng. Kết quả thu được là phù hợp với lý thuyết đã nêu.

Thứ hai, khối lượng sản xuất thủy sản của các nước nhập khẩu có tác động tích cực đến khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đến nước đó. Điều này là trái với lý thuyết được đưa ra vì trong khi nhu cầu thủy sản luôn tăng, khối lượng sản xuất thủy sản trong nước giảm, thị trường nội địa thiếu nguồn cung thì các nước sẽ phải đẩy mạnh việc nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam. Như vậy, kết quả thu được là trái ngược với lý thuyết.

Thứ ba, tỷ giá hối đoái thực của nước nhập khẩu so với Việt Nam đồng có tác động tiêu cực đến khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Khi các yếu tố khác không đổi, tỷ giá hối đoái thực tế giảm xuống, tức là đồng nội tệ tăng giá làm cho hàng hóa trong nước trở nên đắt tương đối so với hàng hóa nước ngoài, điều này sẽ khuyến khích nhập khẩu hàng hóa nước ngoài và hạn chế xuất khẩu hàng hóa trong nước đưa đến xuất khẩu ròng. Điều này ngược lại khi tỷ giá hối đoái tăng, tức là đồng nội tệ giảm giá sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu. Như vậy, kết quả thu được là trái ngược với lý thuyết. Giải thích cho điều này, nhóm nghiên cứu cho rằng có ba nguyên nhân:

Trong quá trình tính toán và thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau có thể có sai số. Điều đó ảnh hưởng đến việc ước lượng mô hình. Thêm nữa, với dữ liệu mảng và đã nói ở phần

38

trước, ước lượng OLS không phù hợp với mẫu số liệu dẫn đến sai lệch trong kết quả hồi quy.

Trong giai đoạn đang được xét lấy số liệu, nền kinh tế của Việt Nam và nền kinh tế toàn cầu đã trải qua nhiều biến cố khiến sự thay đổi số liệu chưa tuân theo quy luật ổn định. Có thể kể đến như, cho đến ngày

7/11/2006 Việt Nam mới gia nhập WTO, tiếp theo đó là cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 dẫn đến sự suy thoái kinh tế toàn cầu, rồi đến cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu năm 2009, ...

Đối với Việt Nam mà cụ thể là mặt hàng thủy sản xuất khẩu này, giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này chủ yếu dựa vào kết quả của hoạt động sản xuất và khả năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế hơn là tỷ giá hối đoái. Do vậy, việc giảm giá VND không chắc đã làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu bởi năng lực cạnh tranh chịu tác động bởi nhiều yếu tố đan xen nhau. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu và hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ở Việt Nam đều còn hạn chế.

Có thể thấy rằng, việc thay đổi tỷ giá hối đoái như phá giá VND không chắc giúp Việt Nam tăng được xuất khẩu như trong các lý thuyết đã nêu mà còn tạo ra nguy cơ khác như nhập khẩu lạm phát. Hơn nữa, cầu của thế giới đối với những hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tương đối ổn định và sẽ không tăng đột biến nếu giá của những hàng hóa này giảm, vì cầu của thị trường thế giới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam có độ co giãn thấp về giá. Việt Nam là nước chấp nhận giá, không phải là người định giá cho các hàng hóa trên thị trường thế giới.

Thứ tư, khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng một môi trường ổn định và bình đẳng hơn ở thị trường thương mại thế giới, nhờ tạo ra được mối quan hệ kinh tế rộng mở với thế giới, có thêm cơ

39

hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài và giảm thiểu những rủi ro trong thương mại quốc tế, từ đó, sản lượng xuất khẩu thủy sản cũng được cải thiện, tạo thêm cơ hội sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các hàng hoá mà Việt Nam có ưu thế cạnh tranh khác (ví dụ như hàng nông sản, hàng dệt may,...). Như vậy, kết quả thu được là đùng với kỳ vọng đặt ra ban đầu.

Như vậy, những yếu tố hiện tại đang tác động đến xuất khẩu thủy sản ở nước ta đều có tính khách quan vì thế Chính phủ khó có thể can thiệp và tác động để thúc đẩy việc xuất khẩu, tuy nhiên ta có thể dựa vào đó để dự báo thị trường cũng như đưa ra các chiến lược phù hợp.

40

5.2. Hàm ý chính sách

Tăng cường sự hỗ trợ từ phía Nhà nước:

Trên thị trường, đặc biệt là các văn phòng đại diện thương mại của các tổ chức thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu,...Cần nâng cao vai trò của Cục xúc tiến thương mại bằng cách cung cấp các dịch vụ marketing, tư vấn, nghiên cứu thị trường thủy sản thế giới, cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin kịp thời và đầy đủ. Bộ Thủy sản, phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương mại, Cục xúc tiến thương mại, các cơ quan thương vụ Đại sứ quán và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức các buổi triển lãm, hội chợ với quy mô lớn trên các phương tiện truyền thông nước ngoài nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh của thủy sản Việt Nam.

Phát huy vai trò tích cực của Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) trong việc mở rộng thị trường, cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước những thông tin kịp thời, chính xác về thị trường thủy sản thế giới. Trong thời gian tới, cần thành lập văn phòng đại diện VASEP tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ…

Cần có sự phối hợp với các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước để triển khai các dự án hợp tác song phương và đa phương. Ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định song phương và đa phương mục đích nhằm kêu gọi vốn, hỗ trợ kỹ thuật để phát triển sản xuất thủy sản trong nước, thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao uy tín của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Kịp thời phê duyệt đề án thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu thủy sản do Bộ Thủy sản trình nhằm trợ giúp một phần thiệt hại cho các đơn vị, các tổ chức sản xuất, xuất khẩu thủy sản nói chung gặp những rủi ro bất khả kháng hay tổn thất do thị trường xuất khẩu biến động lớn.

Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài:

Phát huy hết vai trò của thông tin thị trường trong hoạt động kinh doanh, sử dụng mọi nguồn lực kể cả nhân lực và vật lực để thu thập, xử lý kịp thời những diễn biến, xu hướng của thị trường về giá cả, sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng…

Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản có thể mở văn phòng đại diện ở nhiều thị trường khác nhau. Thông qua các văn phòng này, doanh nghiệp có thể hiểu biết kỹ hơn về thị hiếu, nhu cầu của từng thị trường, đồng thời có giải pháp phù hợp để có thể trực tiếp giới thiệu với người tiêu dùng ở nhiều thị trường khác nhau.

Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm, giới thiệu sản phẩm cho người tiêu dùng. Thông qua việc tham gia

41

vào các hội chợ triển lãm, đặc biệt là hội chợ thương mại quốc tế, các công ty và doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể học tập những điểm mạnh của các doanh nghiệp đến từ các nước khác.

Đẩy nhanh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động thương mại thủy sản, hỗ trợ nhanh chóng các biện pháp công nghệ và kỹ thuật để đưa thương mại điện tử trở thành một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua rào cản thương mại.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam:

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang tạo ra nhiều giá trị khi các thành tựu được áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực thủy sản. Tại các nước trên thế giới, việc áp dụng công nghệ đã giải phóng sức lao động, giảm thiểu rủi ro sản xuất, tiết kiệm chi phí, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cảm biến nhanh để thích ứng với những thay đổi của thời tiết, môi trường...

Tại Việt Nam, công nghệ 4.0 đã được nghiên cứu, ứng dụng và thúc đẩy trong những năm gần đây và tạo ra những giá trị rõ rệt cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay, việc ứng dụng công nghệ trên tại Việt Nam với tỷ lệ thực tế chưa cao và còn diễn ra manh mún, nhỏ lẻ.

Nhiều người dân nuôi trồng thủy sản còn từ chối sử dụng công nghệ cao vì vốn đầu tư lớn. Vì vậy, thời gian tới, cần tăng cường các hoạt động khuyến khích, tư vấn và hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) lẫn người nuôi thủy sản để họ thay đổi cách sản xuất, áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao, giảm thiểu thất thoát trong quá trình nuôi cũng như gia tăng chất lượng ngày càng tốt hơn.

Đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao:

Để đạt được mục tiêu phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng, phải tổ chức thực hiện việc kiểm soát và phát triển nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp chế biến, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; tuân thủ điều kiện, quy định của Việt Nam và thông lệ quốc tế; đảm bảo yêu cầu về truy xuất nguồn gốc.

Đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chú trọng tới nhóm sản phẩm chủ lực (tôm, cá tra, cá ngừ); đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ cá ngừ, rong tảo biển và phụ phẩm; tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị cao phục vụ ngành thực phẩm, hoá dược.

Phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản; tổ chức lại chuỗi sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản chế biến…

42

Xây dựng chiến lược khắc phục vấn đề biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu gây ra thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, xâm nhập mặn ảnh hưởng tiêu cực đến việc nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, cần có kế hoạch cụ thể và bền vững để ngăn ngừa và khắc phục vấn đề này, bao gồm tiếp tục xây dựng và triển khai mô hình nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững; đầu tư sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thân thiện với môi trường, thích ứng tốt trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Tăng cường kiểm tra việc chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định IUU của Liên minh châu Âu và một số quốc gia khác.

Các quy định về xuất, nhập khẩu ngày càng được siết chặt. Theo quy định IUU, tất cả các lô hàng thủy sản khai thác phải có chứng nhận tên tàu khai thác, vùng biển khai thác. Vì vậy, việc tang cường kiểm tra chất lượng thủy hảu sản và tính hợp pháp của việc khai thắc giúp Việt Nam nâng cao chất lượng và số lượng thủy sản xuất khẩu. Bên cạnh đó, cũng cần cảnh giác bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, kết hợp song song phát triển sản xuất với an ninh quốc phòng.

43

LỜI KẾT

Bài tiểu luận nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang một số quốc gia trên thế giới giai đoạn 2001 - 2020” đã sử dụng các biến số, số liệu được tổng hợp, thống kê từ những nguồn dữ liệu uy tín trên thế giới: Ngân hàng thế giới (World Bank), IMF, Trademap,... qua đó giúp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam sang một số quốc gia trên thế giới bằng phương pháp định lượng, với chiều không gian gồm 7 nước Mỹ, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan trong chiều thời gian 20 năm từ 2001-2020.

Qua nghiên cứu, những nhận định ban đầu đã được kiểm chứng tuy nhiên do kiến thức và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên bài nghiên cứu của nhóm vẫn còn nhiều hạn chế và kết quả nghiên cứu có một phần bị trái ngược với lý thuyết ban đầu. Thông qua quá trình nghiên cứu, có thể thấy các biển như thu nhập bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái thực, sản lượng sản xuất thủy sản của nước nhập khẩu và việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO có ảnh hưởng tới sản lượng thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, các biến này không mang tính chất tuyệt đối, vẫn chưa bao quát được hết tất cả các yếu tố tác động tới sản lượng xuất khẩu của Việt Nam.

Bài tiểu luận cũng đã đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao sản lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói riêng và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung. Nhóm cũng đã chỉ ra những lỗ hổng trong nghiên cứu, phạm vị nghiên cứu còn nhỏ, chưa khái quát được hết tình trạng

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG tới sản LƯỢNG XUẤT KHẨU THỦY sản VIỆT NAM SANG một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI GIAI đoạn 2001 2020 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w