b. Nhận định về các biến độc lập trong mô hình
5.2. Hàm ý chính sách
Tăng cường sự hỗ trợ từ phía Nhà nước:
Trên thị trường, đặc biệt là các văn phòng đại diện thương mại của các tổ chức thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu,...Cần nâng cao vai trò của Cục xúc tiến thương mại bằng cách cung cấp các dịch vụ marketing, tư vấn, nghiên cứu thị trường thủy sản thế giới, cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin kịp thời và đầy đủ. Bộ Thủy sản, phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương mại, Cục xúc tiến thương mại, các cơ quan thương vụ Đại sứ quán và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức các buổi triển lãm, hội chợ với quy mô lớn trên các phương tiện truyền thông nước ngoài nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh của thủy sản Việt Nam.
Phát huy vai trò tích cực của Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) trong việc mở rộng thị trường, cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước những thông tin kịp thời, chính xác về thị trường thủy sản thế giới. Trong thời gian tới, cần thành lập văn phòng đại diện VASEP tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ…
Cần có sự phối hợp với các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước để triển khai các dự án hợp tác song phương và đa phương. Ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định song phương và đa phương mục đích nhằm kêu gọi vốn, hỗ trợ kỹ thuật để phát triển sản xuất thủy sản trong nước, thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao uy tín của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Kịp thời phê duyệt đề án thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu thủy sản do Bộ Thủy sản trình nhằm trợ giúp một phần thiệt hại cho các đơn vị, các tổ chức sản xuất, xuất khẩu thủy sản nói chung gặp những rủi ro bất khả kháng hay tổn thất do thị trường xuất khẩu biến động lớn.
Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài:
Phát huy hết vai trò của thông tin thị trường trong hoạt động kinh doanh, sử dụng mọi nguồn lực kể cả nhân lực và vật lực để thu thập, xử lý kịp thời những diễn biến, xu hướng của thị trường về giá cả, sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng…
Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản có thể mở văn phòng đại diện ở nhiều thị trường khác nhau. Thông qua các văn phòng này, doanh nghiệp có thể hiểu biết kỹ hơn về thị hiếu, nhu cầu của từng thị trường, đồng thời có giải pháp phù hợp để có thể trực tiếp giới thiệu với người tiêu dùng ở nhiều thị trường khác nhau.
Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm, giới thiệu sản phẩm cho người tiêu dùng. Thông qua việc tham gia
41
vào các hội chợ triển lãm, đặc biệt là hội chợ thương mại quốc tế, các công ty và doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể học tập những điểm mạnh của các doanh nghiệp đến từ các nước khác.
Đẩy nhanh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động thương mại thủy sản, hỗ trợ nhanh chóng các biện pháp công nghệ và kỹ thuật để đưa thương mại điện tử trở thành một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua rào cản thương mại.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam:
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang tạo ra nhiều giá trị khi các thành tựu được áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực thủy sản. Tại các nước trên thế giới, việc áp dụng công nghệ đã giải phóng sức lao động, giảm thiểu rủi ro sản xuất, tiết kiệm chi phí, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cảm biến nhanh để thích ứng với những thay đổi của thời tiết, môi trường...
Tại Việt Nam, công nghệ 4.0 đã được nghiên cứu, ứng dụng và thúc đẩy trong những năm gần đây và tạo ra những giá trị rõ rệt cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay, việc ứng dụng công nghệ trên tại Việt Nam với tỷ lệ thực tế chưa cao và còn diễn ra manh mún, nhỏ lẻ.
Nhiều người dân nuôi trồng thủy sản còn từ chối sử dụng công nghệ cao vì vốn đầu tư lớn. Vì vậy, thời gian tới, cần tăng cường các hoạt động khuyến khích, tư vấn và hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) lẫn người nuôi thủy sản để họ thay đổi cách sản xuất, áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao, giảm thiểu thất thoát trong quá trình nuôi cũng như gia tăng chất lượng ngày càng tốt hơn.
Đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao:
Để đạt được mục tiêu phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng, phải tổ chức thực hiện việc kiểm soát và phát triển nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp chế biến, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; tuân thủ điều kiện, quy định của Việt Nam và thông lệ quốc tế; đảm bảo yêu cầu về truy xuất nguồn gốc.
Đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chú trọng tới nhóm sản phẩm chủ lực (tôm, cá tra, cá ngừ); đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ cá ngừ, rong tảo biển và phụ phẩm; tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị cao phục vụ ngành thực phẩm, hoá dược.
Phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản; tổ chức lại chuỗi sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản chế biến…
42
Xây dựng chiến lược khắc phục vấn đề biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu gây ra thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, xâm nhập mặn ảnh hưởng tiêu cực đến việc nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, cần có kế hoạch cụ thể và bền vững để ngăn ngừa và khắc phục vấn đề này, bao gồm tiếp tục xây dựng và triển khai mô hình nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững; đầu tư sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thân thiện với môi trường, thích ứng tốt trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Tăng cường kiểm tra việc chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định IUU của Liên minh châu Âu và một số quốc gia khác.
Các quy định về xuất, nhập khẩu ngày càng được siết chặt. Theo quy định IUU, tất cả các lô hàng thủy sản khai thác phải có chứng nhận tên tàu khai thác, vùng biển khai thác. Vì vậy, việc tang cường kiểm tra chất lượng thủy hảu sản và tính hợp pháp của việc khai thắc giúp Việt Nam nâng cao chất lượng và số lượng thủy sản xuất khẩu. Bên cạnh đó, cũng cần cảnh giác bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, kết hợp song song phát triển sản xuất với an ninh quốc phòng.
43
LỜI KẾT
Bài tiểu luận nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang một số quốc gia trên thế giới giai đoạn 2001 - 2020” đã sử dụng các biến số, số liệu được tổng hợp, thống kê từ những nguồn dữ liệu uy tín trên thế giới: Ngân hàng thế giới (World Bank), IMF, Trademap,... qua đó giúp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam sang một số quốc gia trên thế giới bằng phương pháp định lượng, với chiều không gian gồm 7 nước Mỹ, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan trong chiều thời gian 20 năm từ 2001-2020.
Qua nghiên cứu, những nhận định ban đầu đã được kiểm chứng tuy nhiên do kiến thức và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên bài nghiên cứu của nhóm vẫn còn nhiều hạn chế và kết quả nghiên cứu có một phần bị trái ngược với lý thuyết ban đầu. Thông qua quá trình nghiên cứu, có thể thấy các biển như thu nhập bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái thực, sản lượng sản xuất thủy sản của nước nhập khẩu và việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO có ảnh hưởng tới sản lượng thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, các biến này không mang tính chất tuyệt đối, vẫn chưa bao quát được hết tất cả các yếu tố tác động tới sản lượng xuất khẩu của Việt Nam.
Bài tiểu luận cũng đã đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao sản lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói riêng và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung. Nhóm cũng đã chỉ ra những lỗ hổng trong nghiên cứu, phạm vị nghiên cứu còn nhỏ, chưa khái quát được hết tình trạng xuất khẩu thủy sản của nước ta cũng như các yếu tố ảnh hưởng khác. Với mong muốn hoạt động xuất khẩu của nước ta sẽ đạt được những thành quả cao nhất, nhóm hy vọng trong thời gian tới sẽ có những kiểm định phạm vi rộng hơn, mang tính chính xác cao hơn và đưa ra những giải pháp tích cực hơn.
44
Nghiên cứu của nhóm chỉ tập trung đến các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu thủy sản ở tầm vĩ mô, chưa kết hợp đồng thời ở cả vi mô và vĩ mô. Ngoài ra, bộ số liệu còn hạn chế, chỉ nghiên cứu đến khối lượng xuất khẩu mà chưa nghiên cứu đến giá trị. Đối với nghiên cứu trong tương lai để phân tích tác động đến khối lượng xuất khẩu thủy sản cần nỗ lực hơn, mở rộng phạm vi nghiên cứu ra quy mô lớn hơn, với nhiều quốc gia hơn cũng như mở rộng số liệu nhiều năm hơn hoặc phân khúc thời gian nhỏ hơn. Qua đó có thể đánh giá kết quả hoạt động một cách toàn diện hơn.
Nội dung bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, nhóm 6 chúng em hy vọng nhận được những lần nhận xét, bổ sung đến từ giảng viên để để tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn giảng dạy của cô đã giúp chúng em hoàn thành nghiên cứu này!
45
PHỤ LỤC
Các lệnh và kết quả trong STATA
Mô tả thống kê số liệu định lượng
Mô tả thống kê số liệu định tính
Mô tả tương quan giữa các biến
46
Kết quả hồi quy mô hình
Kiểm định Đa cộng tuyến
Kiểm định phương sai sai số thay đổi Breusch-Pagan
47
Khắc phục khuyết tật Phương sai sai số thay đổi bằng phương pháp sai số tiêu chuẩn mạnh (Robust Standard Errors)
Thiết lập dữ liệu thời gian và không gian cho mô hình
Kiểm định tự tương quan cho mô hình bằng phương pháp Arellano-Bond
48