Căn cứ vào quy mô, mức độ tổn thất

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NHÓM GIAO DỊCH THƯƠNG mại QUỐC tế đề tài bảo HIỂM HÀNG hóa XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 26 - 27)

3. Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển

3.2.1. Căn cứ vào quy mô, mức độ tổn thất

a. Tổn thất bộ phận (partial loss)

Là một phần của đối tượng bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại. Tổn thất bộ phận có thể thể hiện về số lượng, trọng lượng, chất lượng, phẩm chất, giá trị.

Ví dụ: Lô hàng có 12 kiện kính vỡ 3 kiện; lô hàng gạo bị thiếu hụt 500kg,… Cần phân biệt tổn thất bộ phận với sự hao hụt mang tính tự nhiên của hàng hoá về trọng lượng. Không được tính số hao hụt tự nhiên này vào tỏng tổng số tổn thất của hàng hoá để đòi bảo hiểm bồi thường.

b. Tổn thất toàn bộ (total loss)

Là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại

Tổn thất toàn bộ có hai loại:

Tổn thất toàn bộ thực sự (actual total loss): Là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại hoặc bị biến chất, biến dạng không còn như lúc mới bảo hiểm nữa hay bị mất đi, bị tước đoạt đi không lấy lại được nữa. Chỉ tổn thất toàn bộ thực sự trong bốn trường hợp sau:

Hàng hoá bị huỷ hoại hoàn toàn

Hoàng hoá bị tước đoạt không lấy lại được Hàng hoá không còn là vật thể bảo hiểm Hàng hoá ở trên tàu mà tàu tuyên bố mất tích

Ví dụ: Lô hàng bị hỏng biên bản giám định ghi là giảm giá trị thương mại 100%; hàng bị mất do tàu bị đắm hoặc bị mất…

Trong trường hợp tổn thất toàn bộ thực sự, người bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm.

Tổn thất toàn bộ ước tính (constructive total loss): Là thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm có thể chưa đến mức độ tổn thất toàn bộ nhưng đối tượng bảo hiểm từ bỏ một cách hợp lý, bởi vì tổn thất toàn bộ thực sự, xét ra, không thể tránh khỏi hoặc có thể tránh được nhưng phải bỏ ra chi phí vượt quá giá trị của đối tượng bảo hiểm sau khi đã bỏ ra chi phí.

Ví dụ:

Một tàu chở vải thiều đang trên đường về cảng đích thì gặp bão, khi tàu ghé vào cảng để lánh nạn thì vải đã úng nước toàn bộ, nếu cứ tiếp tục chở về cảng thì vải sẽ hỏng hết, tức là sẽ xảy ra tổn thất toàn bộ thực sự và người bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ.

Một tàu chở sắt thép đi dọc đường bị tai nạn, phải ghé vào một cảng láng nạn và không tiếp tục hành trình được nữa mặc dù sắt thép chưa bị hư hỏng gì nhưng chi phí dỡ hàng lên bờ, thuê tàu khác chở tiếp, xếp hàng lên xuống tàu, lưu kho, lưu bãi…vượt quá giá trị của sắt thép tại cảng đến sau khi đã chở đến.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NHÓM GIAO DỊCH THƯƠNG mại QUỐC tế đề tài bảo HIỂM HÀNG hóa XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w