THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. (Trang 41 - 74)

- Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Khái quát về hệ thống y tế Khu vực công tại thành phố Đà Nẵng và nhân lực ngành y tế thành phố Đà Nẵng

2.1.1. Khái quát về hệ thống y tế khu vực công tại thành phố Đà Nẵng

Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống y tế thành phố Đà Nẵng

Nguồn: https://soyte.danang.gov.vn/

Từ sơ đồ trên có thể khái quát như sau về hệ thống y tế khu vực công tại thành phố Đà Nẵng như sau:

Sở Y tế thành phố Đà Nẵng là cơ quan chuyên môn cấp thành phố, có nhiệm vụ tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quản lý nhà nước về y tế tại địa phương, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa; pháp y; pháp y tâm thần; y dược cổ

truyền; trang thiết bị y tế, dược, mỹ phẩm; bảo hiểm y tế; dân số- kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản và công tác y tế khác trên địa bàn thành phố.

Tổng số cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng quản lý có 23 đơn vị trực thuộc, trong đó:

- 10 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến y tế thành phố, gồm: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ Sản-Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Da Liễu, Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và Bệnh viện Răng Hàm Mặt.

- 07 Trung tâm y tế quận, huyện, gồm: Trung tâm y tế quận Hải Châu, Trung tâm y tế quận Thanh Khê, Trung tâm y tế quận Sơn Trà, Trung tâm y tế quận Cẩm Lệ, Trung tâm y tế quận Ngũ Hành Sơn, Trung tâm y tế quận Liên Chiểu, Trung tâm y tế huyện Hòa Vang; thực hiện quản lý 56 trạm y tế xã, phường.

- 05 Đơn vị y tế không giường bệnh, gồm: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Trung tâm Kiểm nghiệm; Trung tâm Pháp y; Trung tâm Giám định Y khoa; Trung tâm Cấp cứu.

- 01 cơ quan hành chính: Chi cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình.

2.1.2. Đánh giá về đội ngũ nhân lực ngành y tế tại thành phố Đà Nẵng

2.1.2.1. Số lượng nguồn nhân lực và cơ cấu nhân lực chia theo chức danh nghề nghiệp

Những năm gần đây, công tác phát triển nhân lực y tế tại thành phố Đà Nẵng luôn được tăng cường, chú trọng; cùng với sự phát triển của ngành là sự ổn định và có xu hướng tăng của đội ngũ nhân lực y tế. Tính đến ngày 31/12/2020, tổng nhân lực tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Y tế và các bệnh viện ngoài công lập tại thành phố Đà Nẵng là: 7.811 người (bao gồm số nhân lực y tế tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Y tế là 6.351 người và 1.474 người làm việc tại các bệnh viện ngoài công lập đóng trên địa bàn thành phố Đà

Nẵng).

Trong số 7.811 người, số bác sỹ là 1540 (chiếm tỷ lệ 19,72%); số dược sỹ, dược tá là 465 người (trong đó số dược sỹ có trình độ từ đại học trở lên là 107 người); số điều dưỡng là 2453 người (chiếm tỷ lệ 31,40%); số cán bộ có trình độ chuyên môn y tế khác (y sỹ, y tế công cộng, kỹ thuật y, hộ sinh) là 1700 người (chiếm tỷ lệ 22%) (Nguồn: Báo cáo thống kê nhân lực y tế năm 2020 Sở Y tế thành phố Đà Nẵng).

So sánh tương quan với các địa phương khác với dân số tương ứng như: tỉnh Thừa Thiên Huế có dân số khoảng 1.133.713 và số lượng nhân lực y tế tương ứng là 3.085 người; tỉnh Quảng Ngãi có dân số khoảng 1.231.697 với số lượng nhân lực y tế là 4.853 người; thì thành phố Đà Nẵng với dân số là

1.134.310 nhưng số lượng nhân lực y tế là 7.811 là tương đối lớn, điều này vừa là thuận lợi những cũng là thách thức đặt ra đối với việc thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ để có thể giữ chân và phát triển đội ngũ nhân lực này đáp ứng yêu cầu phát triên của ngành và của thành phố.

2.1.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực

Tính đến 31/12/2020, chất lượng nhân lực y tế tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế và các bệnh viện ngoài công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chia theo trình độ đào tạo cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Chất lượng nguồn nhân lực y tế thành phố Đà Nẵng Chức danh Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp hoặc khác Tổng cộng Bác sĩ 879 661 1540 Y tế công cộng 9 20 29 Dược sĩ 28 79 292 62 4 465 Điều dưỡng 15 312 1412 700 14 2453 Hộ sinh 0 103 418 63 0 584 Kỹ thuật y 4 104 408 233 1 750 Y sỹ 0 0 0 337 0 337 Khác 48 618 160 137 690 1653 Tổng cộng 983 1897 2690 1195 709 7811

Nguồn: Báo cáo thống kê nhân lực y tế năm 2020 Sở Y tế thành phố Đà Nẵng

Theo Thông tư liên tịch số 26/2015/ TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của Liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ “quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y” và Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT- BYT-BNV ngày 07/10/2015 của Bộ Y tế-Nội vụ “quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược” thì “từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, viên chức tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng/kỹ thuật y/dược sỹ/hộ sinh hạng IV phải tốt nghiệp trình độ cao đẳng chuyên ngành điều dưỡng/kỹ thuật y/dược sỹ/hộ sinh” “viên chức có trình độ trung cấp đã được tuyển dụng và bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng/kỹ thuật y/dược sỹ/hộ sinh hạng IV, trước 01 tháng 01 năm 2021 phải chuẩn hóa để đạt trình độ cao đẳng đúng chuyên ngành tuyển dụng chậm nhất trước ngày 01 tháng 01 năm 2025”. Từ bảng phân tích trên có thể thấy chất lượng nhân lực y tế thành phố Đà Nẵng đang từng bước đạt đến những bước chuẩn theo quy định của Trung ương. Tuy

nhiên, chính điều này kéo theo một số vấn đề cần quan tâm khác đến đội ngũ nhân lực y tế như:

- Chất lượng đầu vào nguồn nhân lực ngày càng chuẩn hóa, tương ứng theo đó là việc thực hiện chế độ lương của nhân lực y tế cần thay đổi, vì chế độ lương thực hiện cho trình độ cao đẳng và trung cấp là khác nhau.

- Chế độ lương của từng bậc đào tạo khác nhau sẽ kéo theo chế độ phụ cấp thường trực và phụ cấp theo vị trí việc làm cũng khác nhau.

- Chất lượng nhân lực y tế này càng cao, trình độ đào tạo sau đại học dần chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nhân lực, tuy nhiên việc áp dụng thang bảng lương đối với nhân lực có trình độ sau đại học vẫn còn bỏ ngỏ, hiện nay vẫn áp dụng chế độ lương của trình độ đại học cho các trình độ sau đại học.

Những vấn đề trên đây đã đặt ra nhu cầu về việc cần có chính sách đãi ngộ đối với nhân lực y tế và tìm hiểu quá trình tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhân lực ngành y tế thành phố Đà Nẵng.

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhân lực ngành y tế tại thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Việc xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhân lực ngành y tế trong giai đoạn 2016-2020 được thực hiện thường xuyên và định kỳ theo từng năm. Trong phạm vi luận văn nghiên cứu chính sách đãi ngộ đối với nhân lực ngành y tế ở ở các lĩnh vực gồm: Chính sách tiền lương, chính sách phụ cấp ưu đãi theo nghề và chế độ phụ cấp thường trực thì các chính sách này đều đã được áp dụng từ khoảng trên 10 năm đến nay; do vậy đến nay các chính sách có tính ổn định tương đối.

Hằng năm, căn cứ vào định mức số lượng người giao của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng phê duyệt định mức số

lượng người cho từng đơn vị và đồng thời phê duyệt Kế hoạch dự toán ngân sách chi thực hiện chế độ đãi ngộ nhân lực y tế trong ngành y tế thành phố.

Tại các đơn vị trực thuộc, căn cứ vào phê duyệt Kế hoạch ngân sách của Sở Y tế, các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện chi ngân sách cho việc đãi ngộ đối với nhân lực y tế trong năm đó. Đây là việc làm thường quy và thường xuyên hằng năm tại các cơ quan, đơn vị đang tổ chức thực thi chính sách đãi ngộ đối với nhân lực y tế hiện nay.

Hình 2.2. Đánh giá về việc xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách

Nguồn: Kết quả khảo sát của học viên

Qua khảo sát của học viên đối với 310 nhân lực y tế tại 3 đơn vị trực thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng về việc xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhân lực ngành y tế hiện nay là tốt; tỷ lệ đánh giá mức độ tốt trở lên đạt 86,1%; tỷ lệ rất tốt đạt 11,6% trong khi đó tỷ lệ đánh giá chưa tỷ chỉ chiếm 2,3% số lượng người tham gia khảo sát.

2.2.2. Về phổ biến, tuyên truyền chính sách

Tại ngành y tế thành phố Đà Nẵng, việc phổ biến, tuyên truyền chính sách được phân công thực hiện từ cấp Sở Y tế đến các đơn vị. Từ năm 2016 -

2020, đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền chính sách đãi ngộ đối với nhân lực y tế và đạt được kết quả như sau:

Tại cấp thành phố, hoạt động phổ biến, tuyên truyền đãi ngộ đối với nhân lực y tế được giao nhiệm vụ cho Sở Y tế thành phố Đà Nẵng phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền và phổ biến các văn bản mới. Tại website của Sở Y tế và các trang truyền thông của ngành y tế thành phố đã thường xuyên và kịp thời đăng tải các nội dung văn bản về thực hiện chính sách đãi ngộ cho nhân lực y tế.

Tại cấp đơn vị, công tác này được thực hiện bởi các đơn vị, tổ chức như: phòng Tổ chức- Hành chính/phòng Tổ chức Cán bộ và Công đoàn đơn vị. Công tác này được tổ chức đầu năm trong khi triển khai Đại hội cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời được phổ biến, tuyên truyền trên website và bảng tin của đơn vị.

Kết quả khảo sát 310 nhân lực y tế do học viên thực hiện đã cho thấy kết quả của việc triển khai công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách như sau:

Hình 2.3. Đánh giá về mức độ phổ biến, tuyên truyền chính sách đãi ngộ nhân lực y tế

Theo biểu đồ trên, trong tổng số 310 người tham gia khảo sát, có thể thấy việc tổ chức phổ biến, tuyên truyền chính sách được thực hiện tốt tại ngành y tế thành phố Đà Nẵng; tỷ lệ 81,3% trở lên người đã được phổ biến về các chính sách đãi ngộ hiện hưởng đối với nhân lực y tế, chỉ có 7,1% người chưa tiếp cận hoặc nhận thông tin về chính sách.

2.2.3. Về phân công, phối hợp thực hiện chính sách

Dựa trên kế hoạch đã đề ra, các cấp chính quyền đã phân công cụ thể, chi tiết, đảm bảo đúng chức năng và duy trì được sự phối hợp giữa các chủ thể trong việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhân lực y tế như sau:

- Ủy ban nhân dân thành phố: là cơ quan chỉ đạo, giám sát việc tổ chức thực hiện công tác đãi ngộ cho nhân lực ngành y tế. Cũng là cơ quan cao nhất trong vai trò định hướng và cung cấp nguồn lực cho ngành để thực hiện các chính sách phát triển và chính sách đãi ngộ nhân lực cho ngành y tế.

- Sở Y tế: là cơ quan thường trực cấp thành phố về việc tổ chức thực hiện công tác đãi ngộ cho nhân lực ngành y tế như: xây dựng các kế hoạch phù hợp với quy mô và đặc điểm ngành y tế thành phố, triển khai thực hiện các chính sách đãi ngộ nhân lực ngành y tế; thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến việc tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực ngành y tế theo nhiệm vụ quản lý ngành và theo phân cấp quản lý của thành phố.

- Sở Nội vụ: là cơ quan bố trí, quản lý nguồn nhân lực chung cho toàn thành phố trong đó có ngành y tế; đồng thời là cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân phân công trong việc hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách cho nhân lực khu vực công lập thuộc quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố; và cũng đóng vai trò theo dõi, giám sát, hỗ trợ và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ đãi ngộ cho nhân lực ngành y tế.

- Sở Tài chính: là đơn vị cung cấp nguồn lực, bố trí kinh phí cho toàn thành phố trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trong đó có việc thực hiện chế độ đãi ngộ cho nhân lực ngành y tế.

- Cấp đơn vị (các đơn vị trực thuộc Sở Y tế thành phố) là cơ quan, đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các chính sách đãi ngộ nhân lực ngành y tế đến với nhân lực y tế đang công tác tại từng đơn vị. Phân phối nguồn kinh phí được các cơ quan cấp trên bố trí cho việc đãi ngộ đến với từng nhân lực y tế với nguyên tắc đảm bảo cho nhân lực y tế thuộc đơn vị được chi trả công bằng, khách quan, tương xứng với mức lao động để thực hiện nhiệm vụ; đồng thời cũng là nơi tiếp nhận, xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách đãi ngộ cho nhân lực y tế.

- Phòng Tổ chức hành chính/phòng Tổ chức Cán bộ thuộc các đơn vị: là đơn vị đóng vai trò tham mưu trực tiếp việc tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực ngành y tế đến với nhân lực y tế đang công tác tại từng đơn vị.

Đánh giá việc phối hợp, tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhân lực ngành y tế đối với thực trạng tại thành phố Đà Nẵng qua khảo sát của học viên có kết quả như sau: tỷ lệ đánh giá việc phân công, phối hợp trong tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực ngành y tế mức độ Tốt đạt 82,3%; mức độ Rất tốt đạt 10%; mức độ đánh giá chưa tốt đạt 7,7%. Khảo sát trên cho thấy việc tổ chức phân công, phối hợp thực hiện nhiệm vụ thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhân lực y tế tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay khá tốt.

Hình 2.4. Đánh giá về việc phân công, phối hợp tổ chức thực hiện chính sách

Nguồn: Kết quả khảo sát của học viên

2.2.4. Về theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách

Trước hết, Sở Y tế là cơ quan theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhân lực y tế trong khu vực công của thành phố Đà Nẵng; có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng phương án, kế hoạch thực hiện chính sách; kiểm tra, đôn đốc phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhân lực ngành y tế theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở trong việc thực hiện chính sách đãi ngộ; kiểm tra, thanh tra và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong các hoạt động thực hiện đãi ngộ đối với nhân lực ngành y tế.

Hoạt động theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đãi ngộ đối với nhân lực ngành y tế được thực hiện thường xuyên, định kỳ hàng năm hay ở bất kỳ thời

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. (Trang 41 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w