- Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Mục tiêu, phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực ngành y tế tại thành phố Đà Nẵng
3.1.1. Mục tiêu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực ngành y tế tại thành phố Đà Nẵng
3.1.1.1. Mục tiêu chung
- Phát triển đội ngũ nhân lực y tế tại khu vực y tế công lập đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, tối ưu về phân bố giữa các lĩnh vực, địa bàn; tạo điều kiện phát triển ngành y tế thành phố Đà Nẵng theo định hướng đa khoa mạnh, chuyên khoa sâu và từng bước hội nhập y tế khu vực.
- Trọng dụng, đãi ngộ nhân lực tại chỗ để phát triển nguồn nhân lực tại chỗ và để thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài.
3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Giải quyết kịp thời tình trạng thiếu bác sĩ đối với ngành y tế thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay và từng bước đảm bảo về số lượng và chất lượng nhân lực y tế khu vực công lập theo định hướng phát triển của ngành y tế thành phố.
- Từ phân tích thực tiễn để định hướng xây dựng chính sách và thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý cho nhân lực y tế, đặc biệt trong các lĩnh vực, tại các đơn vị khó khăn trong thu hút nhân lực nhằm phân bố cân đối nhân lực, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tuyến dưới và giảm tải tuyến trên.
3.1.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực ngành y tế tại thành phố Đà Nẵng
- Thực hiện mục tiêu tổng quát tại Quy hoạch tổng thể phát triển ngành y tế thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 4707/QĐ-UBND ngày 15/6/2012 là “Xây dựng hệ thống y tế
ngày càng hiện đại, hoàn chỉnh và đồng bộ từ tuyến thành phố đến quận, huyện, xã, phường theo hướng công bằng, hiệu quả, phục vụ quá trình phát triển kinh tế- xã hội của thành phố...”
- Nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý các cấp trong việc thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực y tế; khắc phục những hạn chế, tồn tại đang có và nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực y tế khu vực công thành phố Đà Nẵng.
- Thực hiện nguyên tắc và tuân thủ đúng trình tự các bước tổ chức thực hiện chính sách, kết hợp đánh giá chính sách để đảm bảo việc thực hiện mục tiêu chính sách đãi ngộ nhân lực y tế khu vực công thành phố Đà Nẵng.
- Tùy vào sự phát triển kinh tế- xã hội của khu vực, đất nước, vùng miền kinh tế mà sẽ có sự điều chỉnh phù hợp chính sách và tổ chức thực hiện chính sách để đảm bảo mục tiêu chính sách.
- Cân đối các nguồn lực để việc thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực y tế khu vực công thành phố Đà Nẵng được kịp thời và toàn diện trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội, tương quan giữa các vùng miền và đảm bảo việc duy trì chính sách.
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực chính sách đãi ngộ nhân lực ngành y tế tại thành phố Đà Nẵng
3.2.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách đãi ngộ nhân lực ngành y tế
Bản thân chính sách là nguyên nhân khách quan đầu tiên để dẫn đến ưu điểm hoặc hạn chế của việc thực hiện chính sách. Do vậy, với giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực liên quan phần nhiều đến chủ thể ban hành chính sách, cụ thể vấn đề trong luận văn đề cập đến thì chủ thể ban hành chính sách là Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.
Từ hiện trạng chính sách tiền lương, dễ thấy rằng việc cải cách một cách căn bản tiền lương, hệ thống lương, bảng lương là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển bền vững và của sự nghiệp xây dựng một xã hội công bằng. Nếu theo
quan điểm chỉ đạo cải cách chế độ, chính sách tiền lương để đội ngũ cán bộ, công chức yên tâm công tác, cống hiến… thì điều này vẫn còn ở phía trước. Bởi vì đã gần 20 năm nay, vấn đề cải cách tiền lương luôn luôn được đặt ra và thực tế cũng đã có những bước điều chỉnh khi CPI lên cao, ngân sách nhà nước dành cho lương tối thiểu nhiều khoản, nhưng thực tế vẫn chưa thể gọi là bước đột phá, ổn định lâu dài ít nhất trong vòng 5 năm. Bản thân chính sách, thang, bảng lương theo quy định cũng bộc lộ những bất cập từ rất lâu: Lương không trả theo công việc và hiệu quả công việc mà được trả theo bằng cấp và tương đối có tính cào bằng (đại học 3 năm điều chỉnh tăng lương một lần, cao đẳng trung cấp 2 năm… mỗi lần điều chỉnh không quá vài trăm nghìn Việt Nam đồng, trong khi đó giá cả lạm phát thực tế luôn cao gấp nhiều lần so với việc tăng lương).
Trong những năm gần đây, sự thay đổi về góc nhìn quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế đã cải thiện không ít đến các chính sách phát triển ngành y tế nói chung và chính sách đãi ngộ nhân lực y tế nói riêng. Cần đánh giá quá trình thực thi chính sách, hiệu quả mang lại khi áp dụng thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực y tế lên hiệu quả phát triển của ngành trong một khu vực, một vùng hoặc một quốc gia, lãnh thổ; để từ đó nhận thấy tầm quan trọng của việc hoàn thiện chính sách trước khi triển khai áp dụng. Hơn nữa, việc ban hành chính sách cần được cập nhật vì sự thay đổi thời giá kinh tế và chất lượng cuộc sống; đãi ngộ nếu không đủ đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, không phù hợp với sự vận động và phát triển của cuộc sống xã hội tthì sẽ không có sức hút, không đủ hấp dẫn để nguồn nhân lực y tế có thể yên tâm, toàn tâm gắn bó, làm việc, công hiến cho sự phát triển của ngành hay của nghề.
Chính vì vậy, giải pháp đầu tiên để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực y tế chính là nằm ở vấn đề hoàn thiện thể, chính sách đãi ngộ nhân lực y tế. Trong đó, cần có sự nghiên cứu kết hợp liên bộ, liên ngành trong việc ban hành chính sách để đảm bảo tính toàn diện và phù hợp, đúng đối tượng. Thực hiện tốt giải pháp đầu tiên chính là tháo gỡ được khó khăn
lớn nhất, trước khi tiến đến bàn luận và đề xuất các giải pháp thứ hai, thứ ba, thuộc về nguyên nhân chủ quan của đội ngũ thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực ngành y tế thành phố Đà Nẵng.
3.2.2. Đổi mới nhận thức của các chủ thể thực hiện đãi ngộ nhân lực ngành y tế
Giải pháp đổi mới nhận thức của các chủ thể thực hiện đãi ngộ nhân lực ngành y tế là giải pháp thay đổi nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chủ thể thưc hiện chính sách.
Việc đổi mới nhận thức của các chủ thể thực hiện đãi ngộ nhân lực ngành y tế là việc chấp nhận khái niệm rằng đãi ngộ là sự chi trả phù hợp và xứng đáng với cống hiến và lao động của các nhân lực y tế trong quá trình tham gia công tác y tế khám chữa bệnh và y tế dự phòng. Chính sách đãi ngộ cần được điều chỉnh tùy theo sự phát triển kinh tế- xã hội và theo vận động phát triển theo quy luật khách quan thời giá kinh tế thị trường nhằm đảm bảo nhân lực y tế có đời sống ổn định để yên tâm phát triển nghề nghiệp.
Cần nhận thức rằng, nhân lực khu vực công là những người có vị trí làm việc với tính chất lao động có tính đặc thù; có phạm vi ảnh hưởng rộng và chủ yếu sống bằng đãi ngộ của Nhà nước. Do vậy, trong bối cảnh kinh thế thị trường, cần đặt chính sách đãi ngộ nhân lực trong mối tương quan với mặt bằng tiền lương- thu nhập với khu vực thị trường. Nếu không thỏa mãn mối quan hệ này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong thực thi công vụ và hiện tượng “chảy máu chất xám” khi nguồn nhân lực khu vực công di chuyển đến làm việc tại khu vực tư, nơi có chính sách đãi ngộ hấp dẫn hơn. Do đó, cần nhận thức đầy đủ việc thực thi chính sách là dùng các phương pháp cụ thể hóa chính sách và đưa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội. Nếu thực hiện tốt sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực khu vực công, thúc đẩy phát triển ngành y tế của thành phố.
Việc đổi mới nhận thức của các chủ thể thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực y tế của các chủ thể thực hiện chính sách được thực hiện thông qua việc: xây dựng, bổ sung hoàn thiện chính sách; tuyên truyền phổ biến chính sách; tổ chức thực hiện chính sách; đánh giá chính sách và duy trì chính sách. Cùng với đó, việc lựa chọn phương pháp thực hiện cũng là yếu tố quan trọng để đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống và mang lại hiệu quả mong muốn.
3.2.3. Nâng cao năng lực đội ngũ thực hiện đãi ngộ nhân lực ngành y tế
Một trong những vấn đề thường được bàn tới nhưng luôn vẫn chưa được cải thiện nhiều trong việc tổ chức thực thi một chính sách chính là nằm ở năng lực của đội ngũ cán bộ thực thi chính sách.
Chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện chính sách phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách. Một số bất cập, hạn chế có thể đề cập đến thuộc phạm vi năng lực của đội ngũ thực thi chính sách như sau:
- Chưa hiểu rõ, chưa nắm bắt toàn bộ tinh thần và chủ trương của chính sách.
- Không tuân thủ đúng trình tự các bước thực thi chính sách hoặc bỏ qua bước khi thực thi chính sách.
- Thái độ không khách quan khi thực thi chính sách lên những nhóm đối tượng khác nhau…
Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của chính sách đãi ngộ nhân lực y tế thì cần có giải pháp để nâng cao trình độ của đội ngũ thực thi chính sách hay nói cách khác là nâng cao trình độ của chủ thể thực thi chính sách. Việc nâng cao trình độ của đội ngũ thực thi chính sách cần thực hiện trên cả ba phương diện: kiến thức, kỹ năng, thái độ; đồng thời cần đảm bảo việc tổ chức thực thi chính sách phải thực hiện đúng, đủ các bước theo quy định; và trên
thái độ khách quan của chủ thể thực thi chính sách. Để thực hiện được giải pháp này, có thể kể đến những hành động cơ bản cụ thể sau:
- Đánh giá trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện chính sách một cách hệ thống để có cái nhìn xác thực, đúng đắn về thực trạng đội ngũ nhân lực thực thi chính sách đãi ngộ nhân lực ngành y tế ở tất cả các cấp, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tập huấn và thường xuyên đưa công tác bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo về chu trình thực thi chính sách công, chu trình thực thi chính sách đãi ngộ nhân lực ngành y tế thành phố Đà Nẵng cho các chủ thể thực thi chính sách vào kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực ngành y tế thành phố Đà Nẵng. Có như vậy, trình độ của đội ngũ chủ thể thực thi chính sách mới được nâng cao thường xuyên và theo đó cũng từng bước cải thiện và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đãi ngộ nhân lực ngành y tế thành phố Đà Nẵng.
3.2.4. Tăng cường các nguồn lực cho việc thực hiện đãi ngộ nhân lực ngành y tế
Các nguồn lực cho việc thực hiện đãi ngộ nhân lực ngành y tế thành phố Đà Nẵng gồm: kinh phí thực hiện, nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người; trong đó quan trọng nhất là nguồn lực về kinh phí. Các nguồn lực nói chung là điều kiện cần để đảm bảo cho việc duy trì và thực thi của bất kỳ một chính sách nào. Tuy nhiên, với nguồn ngân sách Nhà nước, việc tập trung nguồn kinh phí cho riêng chính sách đãi ngộ nhân lực ngành y tế là một bài toán khó, trước yêu cầu phải đầu tư đồng bộ các ngành nghề để phát triển kinh tế, hội nhập đất nước vứi khu vực và thế giới. Do vậy để thực hiện giải pháp tăng cường nguồn lực cho việc thực hiện đãi ngộ nhân lực ngành y tế cần có những hành động sau:
- Một là, đổi mới cơ chế quản lý đối với các cơ quan đơn vị sự nghiệp y tế khu vực công, Thực hiện hạch toán thu- chi, tự chịu trách nhiệm, tự chủ về
tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân lực khu vực công. Áp dụng việc trả lương và thực hiện chế độ đãi ngộ trên cơ sở năng suất lao động và hiệu quả công việc gắn với vị trí việc làm; áp dụng chi trả lương trên cơ chế hiệu quả công việc tương tự khu vực tư.
- Hai là, gắn việc thực hiện cải cách tiền lương trên cơ sở hiệu quả nên công vụ, dịch vụ y tế công. Chuyển dần sang cơ chế chi trả đãi ngộ theo tiêu chuẩn vị trí việc làm gắn với hiệu quả công việc.
- Thực hiện xã hội hóa các hoạt động y tế công lập, giảm tỷ trọng chi ngân sách Nhà nước cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế … từ đó từng bước có cơ chế, chính sách đãi ngộ cao hơn, thích hợp hơn cho nhân lực y tế.
Căn cứ kết quả khảo sát của 310 nhân lực y tế tại Bệnh viện Tâm thân, Trung tâm Y tế quận Thanh Khê và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật về để xuất giải pháp dể tăng cường thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhân lực ngành y tế thành phố Đà Nẵng tổng hợp ý kiến theo bảng như sau:
Bảng 3.1. Đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhân lực ngành y tế thành phố Đà Nẵng
TT Ý kiến Số lượng Tỷ lệ
A Hoạch định, xây dựng chính sách 195 62.9%
1 Có chế độ chính sách đãi ngộ cho từng chức
danh phù hợp với công việc 86 27.74%
2 Chế độ đãi ngộ cần sâu sát thực tế thay đổi
kịp thời theo thị trường 12 3.87%
3
Có thêm các chính sách đào tạo nhằm nâng cao chất lượng tay nghề, nâng cao chính sách đãi ngộ cho nhân viên y tế và các nhân viên làm việc tại cơ sở y tế.
5 1.61%
4 Cải thiện hệ số lương và phụ cấp cho các nhân
viên ngành y tế theo học hàm học vị 17 5.48%
5 Xây dựng chính sách về tiền lương và đãi ngộ 34 10.97 %
6 Cần tăng thêm các chế độ ưu đãi và phụ cấp
ngành( các ngành nguy hiểm) 21 6.77%
7 Chú trọng hơn đến các bộ phận hỗ trợ, phục
vụ 20 6.45%
B Thực hiện chính sách 47 37.1%