Bất bình đẳng xã hội

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn địa lý KINH tế THẾ GIỚI đề tài địa lý KINH tế của CỘNG hòa NAM PHI (Trang 32 - 34)

V. Vấn đề bất bình đẳng ở Cộng hòa NamPhi

5.1.1.Bất bình đẳng xã hội

25 năm đã trôi qua kể từ khi Nam Phi xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Aperthaid, thế nhưng quốc gia này vẫn tồn tại sự phân hóa vô cùng nặng nề do sự bất bình đẳng xã hội, đặc biệt là sự bất bình đẳng về chủng tộc, tầng lớp, giai cấp và giới tính. Những vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục, y tế và điều kiện sống đã cho thấy rằng người dân da màu và đặc biệt là phụ nữ da màu là những đối tượng phải chịu sự bất công vô cùng lớn. Vị trí, thứ bậc của phụ nữ da màu khi được so sánh với đàn ông da trắng được coi là một chỉ số rõ nét về mức độ bất bình đẳng trong xã hội Nam Phi.

a. Bất bình đẳng trong giáo dục

Giáo dục ngày nay được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Chính vì thế, việc bắt tay vào đầu tư cho giáo dục chính là ưu tiên hàng đầu của rất nhiều chính phủ trên thế giới. Tuy nhiên, ở Nam Phi, giáo dục không những không nhận được sự quan tâm đặc biệt mà còn xuất hiện tình trạng bất bình đẳng. Quyền học tập bao gồm việc được học trong môi trường trường học an toàn, có đầy đủ cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng đảm bảo. Điều này lại không hề đúng với nhiều trường học ở quốc gia cầu vồng.

Vào năm 2013, chính phủ Nam Phi đã ban hành những tiêu chuẩn, chuẩn mực tối thiểu cho cơ sở, thiết bị giáo dục với mục tiêu là tất cả các trường học đều sẽ tiếp cận được với nguồn điện và an toàn vệ sinh, đồng thời tất cả các hố xí đều sẽ được thay thế bằng các hệ thống vệ sinh an toàn. Bên cạnh đó các trường học được xây dựng từ các vật liệu không phù hợp, xuống cấp đều sẽ được xây dựng lại. Thời hạn mà chính phủ quốc gia này đặt ra là vào tháng 11 năm 2016. Tuy nhiên, trái với lời hứa trước đó của mình, những mục tiêu được đặt ra thì không hề được thực hiện.

Khi chính phủ tiếp tục đi ngược lại với chính sách của mình nhằm cải thiện trang thiết bị trường học, một cuộc nghiên cứu được tiến hành ở hai tỉnh Gauteng và

27

Đông Cape bởi Tổ chức Ân xá Quốc tế đã ghi nhận hàng loạt trường học đang ở trong tình trạng xuống cấp trầm trọng về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. Trong số đó có các trường học đã được xây dựng từ thời kỳ Aparthied hoặc thậm chí còn lâu hơn thế nữa. Các tòa nhà đều có nhiều hiểm nguy, có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của người học. Đồng thời các trường học cũng không hề đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh, thiếu thốn các trang thiết bị cơ bản như sách giáo khoa, dụng cụ giảng dạy,…

Theo thống kê của Bộ Giáo dục nước này, trong năm 2018, trong tổng số 23.471 trường công thì có đến 20.071 trường không có phòng thí nghiệm, 18.019 trường không có thư viện. Gần 1.000 trường học không có trang thiết bị thể dục thể thao cho học sinh và có đến 4.358 trường học đang sử dụng hố xí không đạt chuẩn về an toàn vệ sinh. Thậm chí, 239 trường học không có điện và 37 trường không có bất kì một trang thiết bị vệ sinh nào cả.

Những con số thống kê trên chính là minh chứng rõ cho sự bất bình đẳng mà nền giáo dục của Nam Phi đang phải hứng chịu. Bên cạnh đó, trải nghiệm giáo dục của bất kì một học sinh nào ở đất nước này phần lớn đều phụ thuộc vào nơi nó sinh ra, vào màu da của nó cũng như mức độ giàu có của gia đình học sinh đó.

b. Bất bình đẳng trong y tế

Vào năm 1996, Hiến pháp Nam Phi được ban hành và được công nhận là một trong những văn bản dân chủ nhất trên thế giới. Để thể hiện tinh thần đấu tranh của người dân trong việc chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc, bản Hiến pháp năm 1996 của Nam Phi đã nhấn mạnh về tuyên ngôn nhân quyền:

“Mọi người đều có quyền tiếp cận:

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm chăm sóc sức khỏe sinh sản Thức ăn và nước uống

An toàn xã hội”

Như vậy, theo như bản Hiến Pháp thì việc con người có quyền được tiếp cận với y tế là điểu hiển nhiên. Và chính phủ hậu thời kỳ Apartheid đã cố gắng rất nhiều để cải thiện chất lượng cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế của người dân trong suốt hơn 25 năm qua. Tuy nhiên, những sự thay đổi đó dường như không là gì so với những bất cập, với những sự bất bình đẳng về y tế vẫn ngày ngày diễn ra trong cuộc sống của người dân nơi đây.

Thực tế cho thấy rằng trong ngành y tế Nam Phi, khoảng 30% bác sĩ ở quốc gia này là những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chính cho khoảng hơn 40 triệu người, chiếm tới 84% dân số cả nước. Chỉ xấp xỉ 16% người dân Nam Phi, tức là khoảng 8 triệu người, có bảo hiểm y tế. Theo báo cáo của Vulnerable Groups Indicator vào hai năm 2015 và 2016, trong số 10 hộ gia đình người da màu thì chỉ 1 hộ trong số đó có bảo hiểm y tế trong khi đó đối với người da trắng thì 7/10 hộ gia đình sở hữu

28

bảo hiểm y tế. Con số này lại càng tồi tệ hơn khi nhìn nhận dưới góc độ khu vực nông thôn và thành thị. Gần 3/10 hộ gia đình ở thành thị có khả năng mua bảo hiểm y tế trong khi con số đó ở nông thôn chỉ dừng lại ở mức gần 1/10 hộ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn địa lý KINH tế THẾ GIỚI đề tài địa lý KINH tế của CỘNG hòa NAM PHI (Trang 32 - 34)