0
Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Bất bình đẳng kinh tế

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN ĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚI ĐỀ TÀI ĐỊA LÝ KINH TẾ CỦA CỘNG HÒA NAM PHI (Trang 34 -35 )

V. Vấn đề bất bình đẳng ở Cộng hòa NamPhi

5.1.2. Bất bình đẳng kinh tế

Nam Phi là nước có nền kinh tế có trình độ phát triển hàng đầu ở châu Phi. Tuy nhiên, đây là nước có sự phân hóa giàu nghèo cực đoan nhất thế giới, phản ánh qua hệ số Gini đo sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo. Tạp chí Time năm ngoái đã đưa hình ảnh chụp từ drone một khu vực tại thành phố Johannesburg của Nam Phi: bên trái là khu đô thị Primrose xa hoa của giới giàu có nằm ngay cạnh phần bên phải là khu ổ chuột Makause.

Nguồn ảnh: time.com

Hình 5.1. Ảnh chụp một khu vực tại thành phố Johannesburg

Sau khi chế độ Apartheid phân biệt chủng tộc kết thúc tại Nam Phi vào đầu những năm 1990, chính phủ Nam Phi đã có những chính sách nâng đỡ người da đen và người da màu để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Tuy nhiên thay vì giảm bớt, sự chênh lệch giàu nghèo tại Nam Phi vẫn có xu hướng ngày càng nới rộng. Người da trắng vẫn giàu có. Người da đen chỉ có một số rất ít vươn lên tầng lớp siêu giàu, tầng lớp trung lưu da đen hết sức nhỏ bé còn đại đa số gần như không thấy mức sống được cải thiện.

Nam Phi, 1% người giàu có sở hữu tới 67% của cải toàn xã hội. Top 10% người giàu nắm 93% của cải, còn 90% những người còn lại chia nhau 7%. Mặc dù GDP đầu người (danh nghĩa) của Nam Phi khá cao so với nhiều nước đang phát triển (6.100 USD so với 2.740 USD của Việt Nam), tuy nhiên tình hình thực tế lại khác. Tỷ lệ người Nam Phi sống dưới mức 3,2 USD/ngày ở Nam Phi là 37,6%, cao hơn nhiều

29

so với 8,4% của Việt Nam (theo World Bank). Tỷ lệ thất nghiệp tại Nam Phi thường quanh mức 25-30%. Nam Phi có tỷ lệ giết người trong top 10 thế giới. Nước này có 7,1 triệu người nhiễm HIV, đông nhất thế giới, và tỷ lệ người trưởng thành mắc HIV lên tới 18,9%!

Một số lý do của sự chênh lệch giàu nghèo tại Nam Phi gồm:

Những người giàu có ở Nam Phi không chỉ có thu nhập từ lương cao hơn, mà còn có nhiều thu nhập từ cổ phiếu, đầu tư và bất động sản hơn so với người nghèo. Sự khác biệt này giúp người giàu Nam Phi tiếp tục gia tăng lượng tài sản họ sở hữu một cách nhanh chóng.

Những việc làm mới của Nam Phi tập trung trong lĩnh vực dịch vụ, trong khi lại ít các việc làm thuộc mảng công nghiệp chế xuất (vốn đòi hỏi trình độ tay nghề thấp và trung bình). Điều này khiến nhiều lao động thiếu trình độ của Nam Phi không thể tìm được việc làm.

Mặc dù đầu tư vào giáo dục nhiều hơn bất cứ nước nào khác ở châu Phi, giáo dục Nam Phi vẫn thiếu thốn cả về lượng và chất. Tại Nam Phi vẫn còn nhiều trường học xây bằng đất, thiếu điện nước (chủ yếu trong những khu vực của người da đen). Chất lượng giáo viên của Nam Phi cũng khá tệ. Một khảo sát của Nam Phi cho thấy có những giáo viên không thể làm nổi toán lớp 6.

Một nguyên nhân nữa là sự thất bại trong chính sách nhà ở của Nam Phi hậu Apartheid. Các thành phố lớn của Nam Phi vẫn là hai thế giới riêng biệt: khu trung tâm giàu có, giao thông tiện lợi của người da trắng và những khu ngoại ô nghèo nàn, xa xôi, đi lại không thuận tiện. Chính phủ Nam Phi rất chậm chạp trong việc xây dựng nhà giá rẻ trong nội đô cho người da đen, khiến họ bị mắc kẹt trong các khu ổ chuột và bị tách khỏi cơ hội việc làm, giáo dục tốt của thành phố lớn.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN ĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚI ĐỀ TÀI ĐỊA LÝ KINH TẾ CỦA CỘNG HÒA NAM PHI (Trang 34 -35 )

×