1.3.1. Các chủ thể thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
Chủ thể thụ hưởng: Chương trình xây dựng NTM mục đích là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng chính đáng người dân tại các địa phương. [24]
Cấp huyện, xã: là cấp trực tiếp thực hiện các chính sách đến cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối (cơ quan thường trực) giúp BCĐ xây dựng NTM huyện và Ủy ban nhân dân huyện tổ chức triển khai theo Kế hoạch đã được phê duyệt.[30]
Cấp tỉnh, thành phố (Thuộc trung ương): Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm tham mưu và xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách trên địa bàn Tỉnh, Thành phố mình.
Cấp trung ương: Chính phủ, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, các bộ ngành có liên quan có trách nhiệm thực hiện các chủ trương, quy định pháp luật và các tiêu chí trong xây dựng NTM. [30]
1.3.2. Các bước thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Kế hoạch về tổ chức, điều hành: các cơ quan chủ trì dự kiến, xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện chính sách theo kế hoạch đề ra.
Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực như: bao gồm tài chính, trang thiết bị hỗ trợ, con người bảo đảm thực hiện mục tiêu theo chủ trương chung.
Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách: xây dựng kế hoạch kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, giám sát quá trình triển khai thực hiện, tổ chức thực thi chính sách tại các địa phương.
Xây dựng những nội quy, quy chế về tổ chức điều hành: phân công nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các cán bộ công chức và các cơ quan trong quản lý điều hành, triển khai thực hiện chính sách theo quy định.
Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Để chương trình xây dựng NTM thực sự đi vào cuộc sống của nhân dân thì cần phải nâng cao hiệu quả tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân, làm cho nhân dân nhận thức được vai trò, ý nghĩa của chính sách xây dựng NTM từ đó chủ động và tích cực tham gia thực hiện xây dựng NTM, triển khai thực hiện đề xuất các giải pháp, thực thi chính sách phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương, đơn vị, đáp ứng được yêu cầu của mọi tầng lớp nhân dân, phát huy dân chủ cơ sở, vai trò giám sát của nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện. [30, tr.28]
Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Để nhiệm vụ xây dựng NTM đạt kết quả cao thì cần có sự phân công, phối hợp của các cơ quan đơn vị tổ chức thực hiện phù hợp và sự tham gia đông đảo của mọi người, đồng thời phải có sự quyết tâm chung từ nhà nước và nhân dân, tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện chính sách, chủ động đề xuất các giải pháp triển khai hiệu quả, bảo đảm các chính sách thực sự đi vào cuộc sống thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương. [30]
Duy trì chính sách
Việc duy trì chính sách phải được triển khai đồng bộ của các cấp, các ngành trong quản lý nhà nước và triển khai thực hiện, sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập điều kiện thuận lợi cho việc thực thi chính sách đối với từng giai đoạn cụ thể có thể điều chỉnh chính sách cho phù hợp trong từng giai đoạn ở mỗi địa phương. [30, tr.35]
Điều chỉnh chính sách
Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách sẽ thể hiện những ưu điểm cũng như những hạn chế tồn tại, vì vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần chủ động từng bước điều chỉnh chính sách cho phù hợp với yêu cầu đặt ra, trên cơ sở đề xuất của các cấp, các ngành, các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện, việc điều chỉnh phải bảo đảm mục tiêu của chính sách trong thực tiễn. [30, tr.39]
Việc theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách là hoạt động của các cơ quan nhà nước, yêu cầu đặt ra là trong quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chính sách theo kế hoạch kiểm tra, đôn đốc đã được phê duyệt, qua đó kịp thời chấn chỉnh những sai phạm, thiếu sót đồng thời khuyến khích những kết quả đạt được, đề xuất các giải pháp phù hợp cho giai đoạn tiếp theo. [30]
Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm
Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng vì việc đánh giá những kết quả đạt được sau khi thực hiện chính sách, đánh giá hiệu quả điều hành, quản lý và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách sẽ giúp cho các ban ngành, các địa phương có cái nhìn đúng đắn hơn trong từng giai đoạn và đề ra những biện pháp cho thời gian tiếp theo. Đồng thời thể hiện được kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vật chất, thực hiện tốt các tiêu chí của chương trình, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn và đánh giá rút kinh nghiệm những hạn chế, tồn tại, định hướng hoàn thiện mục tiêu chính sách trong thời gian đến.
1.3.3. Phương pháp thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
Căn cứ Thông tư số 04/2019/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, có hiệu lực từ ngày 16/5/2019. [30]
Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp: Được thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn.[30]
Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội:
Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng: Đầu tư xây dựng thủy lợi phù hợp với quy hoạch thủy lợi; Đầu tư xây dựng thủy lợi nội đồng gắn với xây dựng đường
giao thông nội đồng, dồn điền, đổi thửa, thiết kế đồng ruộng phù hợp từng vùng; Áp dụng các công nghệ tiên tiến...[30]
Thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 12/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.[30]
Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm Đối tượng thực hiện: Là các Hợp tác xã; Trang trại Doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân.
Nội dung thực hiện: Nhằm góp phần củng cố, nâng cấp liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đã có tại các địa phương, xây dựng các thương hiệu để các sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường; Xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; ….
Quy trình triển khai: Thực hiện theo Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp
Tổ chức tuyên truyền, đào tạo bồi dưỡng quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế hợp tác; Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; hoàn thành chuyển đổi, đăng ký lại hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012; Xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp; thực hiện Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến 2020 tại địa phương; Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các hợp tác xã nông nghiệp theo Quyết định số 2261/QĐTTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020.
Phát triển ngành nghề nông thôn
quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Thực hiện theo Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 và Thông tư số 55/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai một số hoạt động bảo vệ môi trường trong