nông thôn mới tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của đảng, chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
Nhằm nâng cao sự lãnh đạo của đảng và chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện chính sách xây dựng NTM cần thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, toàn diện của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, lấy kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới làm một trong các nội dung, tiêu chí để kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và các phòng, ban, ngành, đoàn thể liên quan.
Thứ hai, không ngừng củng cố, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội bằng các chương trình, hành động và việc làm cụ thể, thiết thực để tham gia xây dựng đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Thứ ba, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn đáp ứng tốt hơn yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo đối với các xã, các nội dung chưa đạt chuẩn nông thôn mới; tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt; tiến hành xây dựng ít nhất 01 xã nông thôn mới kiểu mẫu.
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chính sách xây dựng nông thôn mới
Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, phát huy cao sự chủ động, tích cực tham gia của người dân và sự quan tâm của toàn xã hội Đảng bộ - chính quyền cần
Thứ nhất, chú trọng linh động cách thức tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, cơ chế chính sách, cách làm hay và biểu dương, khen thưởng kịp thời một số mô hình tốt để người dân hiểu rõ về chương trình và tự nguyện ủng hộ, tham gia xây dựng các công trình trên địa bàn thôn, buôn, xã; hiến đất, đóng góp ngày công lao động, cơ sở vật chất, kinh phí, chăm lo xây dựng gia đình văn hóa,…
Thứ hai, chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ra sức tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức, tạo sức lan tỏa và trở thành công việc hàng ngày tại các thôn, buôn. Tổ chức cho cán bộ chủ chốt cấp xã, những người có uy tín tại thôn, buôn đi tham quan, học tập những cách làm hay, cách làm sáng tạo tại những xã đã làm tốt công tác xây dựng nông thôn mới trong và ngoài huyện.
Thứ ba, xác định việc xây dựng nông thôn mới phải phải bắt đầu từ cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể đến các thôn, buôn, các hộ dân. Tạo môi trường để người dân được tham gia bàn bạc dân chủ, rộng rãi về tất cả các nội dung, nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc triển khai thực hiện.
3.2.3. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng được nhiệm vụ thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội
Thứ nhất, thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảm bảo 100% cán bộ đạt chuẩn; đảm bảo tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt cấp xã theo quy
cường tuyên truyền, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và thực hiện tốt các quy định của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là việc chấp hành nghiêm Hiến pháp và Pháp luật. Thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp huyện, Ban quản lý cấp xã, Văn phòng điều phối Nông thôn mới cấp huyện nhằm đảm bảo duy trì tốt hoạt động của cơ quan thường trực Chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp.
Thứ hai, xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng. Thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy quân sự cấp xã theo đúng quy định; 100% Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự xã qua đào tạo; hàng năm cử cán bộ Quân sự xã tham gia tập huấn, bồi dưỡng về chính trị, quân sự, pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng tỷ lệ đảng viên trong dân quân đạt chỉ tiêu đề ra; trang bị vũ khí, công vụ hỗ trợ thực hiện đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ; hoàn thành 100% nội dung, chương trình huấn luyện, luyện tập, diễn tập cho các đối tượng; hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân.
Thứ ba, chủ động nắm chắc tình hình, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, tập trung thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 46-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự trong tình hình mới”. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; chú trọng công tác xây dựng, nhân rộng mô hình tự quản về an ninh trật tự ở khu dân cư; các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội theo hướng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể xuất sắc trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
Cấp ủy đảng cùng hệ thống chính trị và nhân dân huyện Krông Pắc xác định Xây dựng Nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, chính vì vậy dù trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm cao độ cả hệ
thống chính trị và nhân dân xã nhà kiên quyết tập trung dồn sức thực hiện. Công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, tìm ra giải pháp điều chỉnh linh hoạt, kịp thời vì thế cũng cần phải được quan tâm đúng mức để hướng tới chất lượng, hiệu quả thực sự lâu dài, bền vững của chương trình, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Song trên thực tế công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, trong giai đoạn tới cần đẩy mạnh công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Krông Pắc với những giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của các phòng, ban, đơn vị có chức năng ở cấp huyện đối với công tác xây dựng nông thôn mới ở các xã, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo trong tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới; để từ đó chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu để các xã tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới có hiệu quả, thiết thực hơn; công tác tổ chức kiểm tra, giám sát cần phải được đánh giá khách quan, trung thựcđể các tiêu chí đạt được thiết thực, bền vững.
Thứ hai, ban giám sát cộng đồng dân cư tham gia giám sát việc thực hiện xây dựng nông thôn mới về quy trình kiểm tra, giám sát và đánh giá, hệ thống tiêu chí đánh giá, giám sát, tăng cường vai trò giám sát của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới, bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ hoạt động cho ban giám sát cộng đồng để các thành viên tích cực, chủ động hơn trong công việc; tăng cường công tác tập huấn cho cán bộ.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện xử lý những sai phạm, thất thoát lãng phí có thể xẩy ra. Xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội các tổ chức, cá nhân làm sai, gây thất thoát, lãng phí đồng thờităng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân
vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới; coi trọng việc sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm; kịp thời giải quyết các vướng
3.2.5. Tăng cường huy động vốn, các nguồn lực xây dựng nông thôn mới gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại địa phương
Thứ nhất, thực hiện đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để triển khai thực hiện Nghị quyết, lồng ghép các nguồn lực đầu tư cho chương trình, huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực xã hội, nội lực của địa phương, phát huy sức dân để chăm lo lại cho cuộc sống của Nhân dân; huy động sự tham gia của doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Tập trung đầu tư nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, ưu tiên các xã khó khăn, xã đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Thứ hai, tích cực thu hút chính sách đầu tư của Trung ương, của tỉnh cho Chương trình; tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển sản xuất, các công trình giao thông, cơ sở vật chất văn hóa giáo dục, phát triển các công trình hạ tầng phù hợp với quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới của xã và quy hoạch vùng huyện.
Thứ ba, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động thu, chi ngân sách, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tốt các nguồn thu ngân sách, ưu tiên chi cho xây dựng nông thôn mới. Phát huy chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho đối tượng hộ nghèo, hộ chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số
3.2.6. Ứng dụng công nghệ trong phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị
Với thời điểm công nghệ ngày càng phát triển, việc ứng dụng công nghệ trong phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Đối với Dự án Xây dựng nền tảng tích hợp dữ liệu, điều hành tập trung và phát triển các hệ thống chuyên ngành. Việc thực hiện Dự án này nhằm xây dựng nền tảng tích hợp dữ liệu điều hành tập trung và các hệ thống dữ liệu chuyên ngành giúp kết nối, chia sẻ các thông tin dữ liệu y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đáp ứng yêu cầu về quản lý, nâng cao hiệu quả, chất lượng phục vụ Nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp trong phát triển xã hội số của tỉnh. Đồng thời kết nối với nền tảng quản lý, khai thác dữ liệu tập trung của tỉnh, của quốc gia, đảm bảo công tác điều hành chung của Chính quyền số.
Đối với Dự án Phát triển thông tin cơ sở giai đoạn 2021 - 2025 có tổng vốn thực hiện là 20 tỷ đồng, chủ đầu tư dự án là Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh. Dự án được triển khai thực hiện nhằm hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở, đổi mới phương thức cung cấp thông tin; nâng cao chất lượng nội dung thông tin để cung cấp, trao đổi thông tin theo hướng kịp thời, chủ động, chính xác và hiệu quả; từng bước hình thành cơ sở dữ liệu, số hóa nguồn thông tin cơ sở; phấn đấu 100% nội dung thông tin thiết yếu từ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được cung cấp lên Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nguồn để tuyên truyền, phổ biến đến người dân và phục vụ công tác quản lý Nhà nước về thông tin cơ sở. Việc thực hiện thông tin hai chiều để người dân tiếp nhận thông tin thiết yếu và phản ánh thông tin về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật tại cơ sở đến cơ quan quản lý thông qua hệ thống cơ sở là một việc làm sáng tạo và hết sức cần thiết nhằm mang lại hiệu quả truyền thông cao hơn.
3.2.7. Bảo đảm giữ vững các tiêu chí, thực hiện chính sách XDNTM bền vững
Về công tác chỉ đạo, điều hành: Cần thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý cấp từ huyện đến xã, ban phát triển xây dựng nông thôn mới các thôn, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện kịp thời, sát đúng với thực tiễn.
Về công tác tuyên truyền: Kịp thời phổ biến, tuyên truyền đầy đủ các văn bản của cấp trên, thông qua các hội nghị và các phương tiện truyền thôn hiện có của huyện, xã, thôn, đặc biệt là những vấn đề, những nội dung mang tính bức thiết, nhằm động viên huy động nội lực, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tính trách nhiệm và sự đồng thuận trong nhân dân, với phương châm lấy sức dân để lo cho dân.
Thường xuyên nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và gia đình cán bộ, đảng viên trong việc triển khai và thực hiện chương trình.
Về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập:
đai, lao động, nguồn vốn nhằm duy trì và mở rộng đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ mà địa phương có lợi thế, nhằm không ngừng nâng cao thu nhập đơn vị diện tích và nâng cao thu nhập bình quân đầu người.
Tiếp tục mở cửa, tạo điều kiện để phát triển thêm các doanh nghiệp, hợp tác xã, quan tâm giải quyết việc làm tại chỗ và tăng cường cho người lao động tham gia xuất khẩu, đẩy từng bước hình thành chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng an toàn, hiệu quả và có tính bền vững.
Về xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội:
Xã hội hóa các nguồn vốn nhằm duy trì 100% đường xã, đường ngõ xóm đạt chuẩn. Duy trì và nâng cấp các cơ sở vật chất văn hóa ở các xã và các thôn, cơ sở vật chất các trường học và các công trình khác.
Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường: Tạo cơ chế mở dưới sự định hướng của cấp ủy Đảng, chính quyền nhằm giúp các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được phát triển tạo phong trào, phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Tập trung quan tâm đến công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Tiếp tục phát huy những mặt mạnh đã đạt được, khắc phục triệt để những yếu điểm, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra và phấn đấu hoàn thành, để được công nhận huyện Nông thôn mới trong thời gian gần nhất.
Tiểu kết Chương 3
Từ những đánh giá thực trạng và những hạn chế tại Chương 2. Chương 3 tập trung phân tích, khái quát những định hướng phát triển kinh tế và mục tiêu thực hiện chính sách XDNTM giai đoạn 2020-2025. Đồng thời nêu lên các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách XDNTM trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian đến. Từ đó đóng góp những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Pắc nói riêng và cả nước nói chung.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn năm 2015 – 2020, với sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ chính quyền huyện Krông Pắk, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân huyện Krông Pắk từ đó đã đạt được những kết quả nhất định, bộ mặt nông thôn của huyện được đổi mới. Có 12/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, làm tiền đề cơ bản vững chắc cho việc thực hiện thành công mục tiêu xây dựng huyện nông thôn