Tác động của yếu tố văn hóa

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 37 - 39)

Phong tục, tập quán là một bộ phận của hệ thống văn hóa và là hệ quả của tâm lý, nhận thức của cộng đồng, dân tộc nhất định, đồng thời, chúng cũng định hướng suy nghĩ và hành vi cụ thể. Nội dung của các phong tục, tập quán đó được hình thành từ việc thích nghi với điều kiện tự nhiên. Đúng vậy, các DTTS sinh sống chủ yếu ở miền núi, với địa bàn rộng lớn chiếm 3/4 diện tích cả nước, bao gồm 21 tỉnh miền núi, vùng cao, 23 tỉnh có miền núi; 7 tỉnh có tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, 10 tỉnh có tuyến biên giới đất liền

33

Việt Nam - Lào, 10 tỉnh có tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia. Theo đó, địa bàn cư trú tập trung của các DTTS thường gắn liền với những địa bàn rộng lớn, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái của đất nước.

Do vậy, sự tác động từ phong tục, tập quán đến các chính sách dân tộc nói chung, chính sách văn hóa nói riêng là khá lớn. Việc phù hợp giữa nội dung của chính sách với lối sống, lối suy nghĩ theo truyền thống của các dân tộc góp phần nhất định đến hiệu quả của chính sách đó.

Trên nền tảng yếu tố văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, sự thay đổi và tiếp biến các yếu tố văn hóa khác cũng có tác động nhất định đến hiệu quả của các chính sách văn hóa nói chung. Sự thay đổi đó đến từ quá trình chuyển dịch dân cư, sự phát triển và phổ biến các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại.

Điểm lưu ý, ngày nay với sự ảnh hưởng của quá trình hội nhập sâu rộng về mọi mặt, sự giao thoa và tiếp biến văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều luồng văn hóa mới nhanh chóng xâm nhập vào đời sống xã hội vùng đồng bào DTTS, dẫn đến cú “Sốc văn hoá” đối với đồng bào DTTS đứng trước sự lụa chọn 2 xu hướng: co cụm để tự bảo vệ; hay là xoá bỏ để theo cái mới. Nói cách khác, nguy cơ mai một và mất bản sắc văn hóa truyền thống đang là một thách thức.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ cùng những biến động về môi trường, dịch bệnh đã tạo ra sự thay đổi hết sức quan trọng trong đời sống của các quốc gia, trong đó có các DTTS. Quá trình toàn cầu hóa làm thay đổi quan niệm, ý thức của người dân. Nguy cơ bị mai một các giá trị văn hóa quan trọng trong bản sắc văn hóa và di sản văn hóa có thể diễn ra. Đồng thời, quá trình chuyển dịch dân cư, cư trú đan xen ngày càng trở nên phổ biến làm hình thành các cộng đồng dân cư hỗn hợp nhiều dân tộc. Những

34

biến đổi về môi trường và dịch bệnh cũng dẫn đến những phương thức sống và quan hệ xã hội mới. Thực tế này dẫn đến quá trình hòa trộn, đan xen giữa các xu hướng trong giao thoa văn hóa, tiếp biến văn hóa, điều chỉnh và bảo lưu văn hóa giữa các tộc người. Bởi vì, một cộng đồng có số dân đông hơn và kinh tế phát triển hơn sẽ chiếm ưu thế trội, ảnh hưởng đến văn hóa các cộng đồng còn lại. Sự hòa trộn đó tạo nên một bức tranh đa sắc màu. Chính sách dân tộc phải được xử lý làm sao để không làm mất đi những yếu tố chủ đạo đó là tính “thống nhất trong đa dạng”, được quy định bởi mối quan hệ giữa các dân tộc dựa trên nguyên tắc bình đẳng. Bên cạnh đó, chính sách dân tộc phải củng cố được ý thức tự tin và tự tôn dân tộc, mong muốn được bảo tồn, phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa của dân tộc mình.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)