Giới thiệu về các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 44 - 49)

Tỉnh Quảng Nam nằm ở vị trí có phía Đông tiếp giáp Biển Đông; phía Bắc tiếp giáp Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế (khu vực Tây Trường Sơn), phía Nam tiếp giáp hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum (khu vực Tây Nguyên) và phía Tây tiếp giáp với tỉnh SêKong nước bạn Lào (với đường biên giới hơn 157 km giáp Lào). Với vị trí đó có đến 72% diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Nam là thuộc vùng đồi núi rừng, gắn liền nhiều ngọn núi cao >2.000m (Tion cao 2.032m; Lum Heo cao 2.045m; Gole - Lang ở huyện Phước Sơn cao 1.855m; và nằm giữa ranh giới Quảng Nam và Kon Tum là núi Ngọc Linh cao 2.598m cao nhất của dãy Trường Sơn). Từ vị trí địa lý tự nhiên như vậy cùng với dòng chảy lịch sử Quảng Nam là yếu tố khách quan gắn liền với đặc điểm của khu vực cư trú của nhiều đồng bào DTTS tập trung tại 09 huyện miền núi (Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Hiệp Đức, Phước Sơn, Tiên Phước, Bắc Trà My, Nam Trà My và Nông Sơn) trong tổng số 18 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương (02 thành phố, 01 thị xã và 15 huyện) của tỉnh Quảng Nam.

Địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có 20 dân tộc cùng sinh sống. Ngoài dân tộc đa số là người Kinh thì 19 DTTS cư trú chủ yếu ở vùng miền núi Quảng Nam: Cơ Tu, Xơ Ðăng, Gié Triêng, Cor, Hoa, Tày, Mường, Nùng và các dân tộc khác. Toàn tỉnh Quảng Nam có 09 huyện miền núi gồm: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước,

40

Hiệp Đức, Nông Sơn; trong đó 02 huyện Tây Giang, Nam Giang có 14 xã chung đường biên giới với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (142,5 km). Với 09 huyện miền núi phía Tây của tỉnh chiếm hơn 72% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là địa bàn cư trú tập trung, lâu đời của 4 tộc người thiểu số bản địa (Cơ Tu, Cor, Xơ Đăng, Gié Triêng) và một số DTTS di cư từ phía Bắc vào (Tày, Nùng, Mường…); riêng đồng bào người Hoa sinh sống tập trung ở Thành phố Hội An, Thành phố Tam Kỳ và huyện Tiên Phước. Đây chính là đặc điểm đa dạng văn hóa tộc người ở Quảng Nam.

Theo thống kê, dân số đồng bào DTTS của tỉnh Quảng Nam khoảng 129.618 người (chiếm 24% dân số miền núi)[39], chiếm tỷ lệ 8,93% tổng dân số; cư trú chủ yếu tại 71 xã/389 thôn/706 điểm dân cư thuộc 09 huyện miền núi phía Tây của Quảng Nam.

Bên cạnh một số ít đồng bào DTTS từ phía Bắc di cư tự do, kết hôn... với số lượng khoảng 1.000 người, sinh sống trên địa bàn một số huyện miền núi trong tỉnh, thì các tộc người bản địa của Quảng Nam là người Cơ Tu, Cor, Xơ Đăng và Gié Triêng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme, là bốn tộc người có đặc điểm cư trú từ lâu đời ở vùng miền núi phía Tây của tỉnh. Cụ thể, sự phân bố của bốn tộc người bản địa đó là: (1) Tộc người Cơ tu có 37.310 người, chiếm 3,2% sinh sống trên địa bàn huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang và một phần ở huyện Đại Lộc; (2) Tộc người Xơ Đăng có 37.900 người chiếm 2,7% (gồm 03 nhóm địa phương là người Ca Dong, Xơ Teng, Mơ Nâm), sinh sống trên địa bàn các huyện: Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Phước Sơn; (3) Tộc người Gié - Triêng (gồm 03 nhóm địa phương là người Ve, Tà Riềng, Bh nong) có 4.546 người chiếm 0,33%, sinh sống trên địa bàn các huyện Nam Giang, Phước Sơn; (4) Tộc người Cor có 4.607 người, chiếm 0,33% sinh sống trên địa bàn huyện Bắc Trà My, Núi Thành và một số ít ở tại các huyện Phú Ninh, Tiên Phước. Như vậy, đặc điểm các DTTS cư trú sống tập trung ở khu vực miền núi phía Tây của Quảng

41 Nam, chạy dọc Trường sơn và Tây Nguyên.

Các tộc người thiểu số Quảng Nam có tổ chức xã hội cổ truyền duy nhất và cao nhất, đó là “làng” (gọi theo đơn vị hành chính làng, thôn thuộc xã, huyện). Trên thực tế, tên gọi của đơn vị “tổ chức xã hội cổ truyền” này còn tuỳ vào ngôn ngữ của từng tộc người, như: Người Xơ đăng và người Cor gọi Plây; còn người Cơ Tu gọi Vêêl, Bươl, Kr non. Ranh giới của mỗi làng DTTS miền núi được phân định bởi cánh rừng, đỉnh núi, con suối, tảng đá... Làng theo luật tục là tổ chức xã hội phải bao gồm có một nguồn nước chung, vùng núi săn bắn, khu rừng nghĩa địa, những vùng đất canh tác… của các thành viên trong làng, có ngôi nhà sinh hoạt chung của làng (Tà Riềng hoặc dư plây của người Cor; âng của người Ve, Gươl của người Cơ Tu,…) để phục vụ cho việc sinh hoạt, hội họp và thực hành các nghi lễ, tín ngưỡng. Đối với người Cơ tu, việc lập làng thường ở đầu nguồn con nước, con suối. Người Bh Nong (Gié – Triêng) cả làng sinh sống trong một ngôi nhà dài phân chia thành nhiều phần nhà cho từng gia đình. Người Xơ đăng trong mỗi làng lại chia thành nhiều nóc... Tuy về hình thức cư trú có khác nhau, song đặc điểm chung nhất là các gia đình thành viên (các nóc, các bếp) cư trú gần nhau là tập quán dựng nhà, lập làng của đồng bào để thích nghi với đặc thù tự nhiên, nhất là nơi đất có độ dốc lớn (dạng đất bằng ít và phân tán). Quy mô của làng từ 300 - 500 người, với từ 40 - 70 gia đình (các nóc, các bếp), hộ cư trú theo hình thức đại gia đình truyền thống từ 3 đến 4 thế hệ. Chính đặc điểm cư trú của từng tộc người đã tạo nên những sắc thái, giá trị văn hoá truyền thống không giống nhau, như: mô típ lập làng theo vòng bầu dục hoặc vòng tròn của người Cơ tu. Với đặc điểm cư trú gần với nhau là tập quán dựng nhà, lập làng của đồng bào, nó có tính thích nghi với đặc thù tự nhiên nhất là đất có độ dốc lớn, dạng đất bằng ít, phân tán.

Về đặc điểm sinh hoạt cộng đồng: Mỗi làng có một ngôi nhà sinh hoạt chung (nhà Rông người Xơ đăng, nhà Gươl người Cơ tu, nhà Cợt người

42

Cor, nhà Ưng người Gié - Triêng); tượng cổng làng, bến nước của người Xơ đăng... Yếu tố " Nhà - Làng" trong tâm thức của các tộc người thiểu số Quảng Nam luôn gắn kết cuộc sống lao động sản xuất hàng ngày, tín ngưỡng, tâm linh, quan hệ gia đình, xã hội cộng đồng tộc người. Từ truyền thống văn hóa tộc người bản địa nơi đây, ý thức của từng cá nhân, từng gia đình hoàn toàn chịu và bị lệ thuộc vào ý chí chung của làng mà đại diện là người chủ làng và những người già làng. Vì thế, đặc điểm về cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống của vùng DTTS Quảng Nam là tổ chức xã hội làng với những định chế điều hành, tuân thủ sự điều hành theo luật tục. Nhà làng đã trở thành không gian chung, nhà làng được dựng nên từ sức mạnh và tinh thần đoàn kết của cộng đồng các tộc người miền núi Quảng Nam. Tiêu biểu, như: với đồng bào Cơtu, ngoài gươl mẹ (gươl chung của làng) thì xung quanh còn có các gươl con (gươl tô bhúh) tượng trưng cho các tộc họ trong làng; với đồng bào Co, Nhà làng được làm theo kiểu nhà dài ở từng nóc, là nơi sinh sống của nhiều hộ gia đình… Với sự cư trú quần thể và mối liên kết cần thiết trong cấu trúc chung của làng đã tạo nên cho cộng đồng các tộc người bản địa ở miền núi Quảng Nam có mối liên kết hỗ trợ, tương trợ trên mọi phương diện. Chính đặc điểm văn hóa này tạo dựng cho đồng bào có ý thức rất cao về dòng tộc, làng gốc không gian sinh tồn, tinh thần cố kết cộng đồng, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi đối với làng của mình.

Cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống của làng của đồng bào các tộc người thiểu số Quảng Nam gồm: một chủ làng; có Hội đồng già làng để giúp việc chủ làng; có một người chuyên lo công việc quân sự chiến đấu chống kẻ thù, phòng thủ của làng; có một người thầy cúng lo nghi lễ, tín ngưỡng... Với người chủ làng là người đứng đầu bộ máy tự quản của làng, là người có quyền cao nhất trong việc đưa ra các phán quyết cho các công việc của làng từ những hoạt động sản xuất, quan hệ nội bộ cộng đồng, giải quyết các quan

43

hệ với cộng đồng bên ngoài, quyết định xử lý theo luật tục đối với thành viên của làng và các hành vi xâm hại của người cộng đồng khác xảy ra trên phạm vi đất đai của làng, về tín ngưỡng... Việc thực hiện quyền của người chủ làng phải gắn liền với tổ chức, hoạt động của hội đồng già làng theo nguyên tắc bàn bạc, quyết định trên tinh thần ý kiến tập thể các già làng để giúp cho chủ làng đưa ra phán quyết.

Đặc điểm người chủ làng của các tộc người bản địa ở Quảng Nam phải là người cao tuổi có uy tín, đạo đức, mẫu mực được mọi thành viên của làng tôn trọng, nể phục và nghe theo; là người có kinh nghiệm giỏi giang trong sản xuất đời sống (trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn…), giàu kinh nghiệm thiên văn, am hiểu phong tục tập quán. Thông lệ là người chủ làng do cộng đồng dân làng bầu ra (dù là dưới hình thức dân chủ sơ khai), mà không tuỳ hạn trong cương vị chủ làng. Có thể được cha truyền con nối - nếu trường hợp người con của chủ làng có đủ các phẩm chất như người cha làm chủ làng; và trong trường hợp không đảm đương được nhiệm vụ, có việc làm vi phạm luật tục/ gây mất uy tín của làng , không chăm lo đến lợi ích của dân làng thì có thể bị hội đồng già làng bãi miễn để chọn người khác. Nghĩa là ý kiến của tập thể già làng được xác nhận là ý kiến của toàn thể dân làng (dân làng và ngay người chủ làng phải tôn trọng làm theo), kể cả quyết định bãi miễn người chủ làng – một khi Hội đồng già làng xét thấy chủ làng không còn đủ tư cách, uy tín, khả năng đảm nhiệm. Sự hiện diện của một hệ thống tự quản của các tộc họ và vai trò quan trọng của những người có uy tín, người già trong làng, thôn trong tất cả các việc hệ trọng của cộng đồng tộc người bản địa.

Ngày nay, mặc dù bên cạnh đã có sự quản lý của các cấp chính quyền, nhưng đời sống các tộc người bản địa ở Quảng Nam vẫn duy trì sự hiện diện hệ thống tự quản của làng thông qua hương ước luật tục của từng cộng đồng tộc người; cũng như vai trò chủ làng, già làng rất quan trọng đối với các việc

44

hệ trọng của cộng đồng tộc người. Đúng vậy, mặc dù thực tế hiện nay các hoạt động bề ngoài họp thôn, làng là nhằm phổ biến, triển khai các công việc của Đảng, Nhà nước, song trong nội bộ làng của các tộc người bản địa ở Quảng Nam vẫn duy trì hình thức sinh hoạt mạn đàm, trao đổi ý kiến của những người cao tuổi trong làng và những quyết định của họ luôn có sự chi phối đến hoạt động chiếm hữu đất đai, sản xuất, quan hệ xã hội của gia đình, của cộng đồng và ngoài cộng đồng, các hoạt động văn hóa truyền thống, tín ngưỡng... của cả làng.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)