truyền phổ biến chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
Đổi mới cách thức để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền nội dung chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên cơ sở làm rõ lợi ích mang lại trong thực hiện chính sách này; cũng như về tầm quan trọng của việc tiếp cận giáo dục trong giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội. Có như vậy, mới có thể kịp thời gia tăng nhận thức sâu sắc và tạo chuyển biến thói quen tích cực cho đồng bào các tộc người thiểu số, khắc phục các rào cản tập quán, tâm lý, nhất là các tộc người có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ học sinh đúng tuổi thấp.
Xây dựng chương trình truyền thông phù hợp với các yếu tố về văn hóa, giới, lứa tuổi và dân tộc. Phát triển các mô hình truyền thông hiệu quả tại cộng đồng, đẩy mạnh truyền thông về giá trị và cái đẹp của ngôn ngữ dân tộc thiểu số; mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân về giáo dục trong xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường phổ biến pháp luật, thông tin về các cơ chế chính sách dân tộc nói chung và chính sách liên quan đến giáo dục cho vùng DTTS nói riêng.
Đẩy mạnh việc áp dụng cơ chế duy trì và phát triển ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số, như: khuyến khích, bắt buộc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong giáo dục bậc tiểu học. Nâng chỉ tiêu giáo viên tiểu học là người dân tộc thiểu số, biết tiếng dân tộc thiểu số là một nội dung bắt buộc trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.
74