Một số bài học kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn TỈNH đắk lắk (Trang 27 - 36)

vững ở một số tỉnh/thành phố

1.3.1. Bài học kinh nghiệm của tỉnh Phú Yên

Mặc dù điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua không thật sự thuận lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng với sự nổ lực phấn đấu của các cấp, các ngành từ tỉnh đến địa phương, công tác giảm nghèo của tỉnh Phú Yên đã được tổ chức triển khai đồng bộ và đạt được nhiều kết quả ghi nhận.

Hầu hết các hộ nghèo đã được tiếp cận đầy đủ các chính sách giảm nghèo như: Vay vốn tín dụng, chăm sóc sức khỏe, miễn giảm học phí, nhà ở, đào tạo nghề, khuyến nông khuyến lâm,… Trong 05 năm (giai đoạn 2011 - 2015), Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã triển khai cho vay 94.683 hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, với doanh số cho vay hơn 1.658 tỷ đồng; hỗ trợ miễn giảm học phí hơn 123.000 lượt học sinh với số tiền hơn 20 tỷ đồng và hỗ trợ chi phí học tập hơn 100.000 lượt học sinh với tổng số tiền trên 45 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng 7.138 nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn với tổng kinh phí thực hiện gần 169 tỷ đồng…

Trong 04 năm (giai đoạn 2016 - 2019), đã thực hiện xóa nhà ở tạm cho 2.621 nhà ở cho hộ nghèo và hộ chính sách với số tiền hơn 99 tỷ đồng. Trong đó,

nguồn vốn theo Quyết định số 33/QĐ-TTg và Quyết định số 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên 20 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2020, xóa 450 nhà ở tạm cho hộ nghèo.

Kết quả qua 05 năm thực hiện (giai đoạn 2011 - 2015), đã có hơn 37.600 hộ thoát nghèo. Tính bền vững trong công tác giảm nghèo đã được cải thiện đáng kể, hộ tái nghèo và nghèo phát sinh mới trong 05 năm chỉ chiếm 7,1% so với tổng số hộ nghèo, giảm 5,87% so với giai đoạn 2006 - 2010 (tỷ lệ tái nghèo và hộ nghèo phát sinh của giai đoạn 2006-2010 là 12,97). Đầu năm 2016, toàn tỉnh có 30.803 hộ, tỷ lệ hộ nghèo 12,62%. Đến cuối năm 2019 còn 10.271 hộ, chiếm tỷ lệ 3,93% và dự ước cuối năm 2020 còn 2,54%, đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết đề ra.

Từ công tác giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm làm chuyển biến về nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo, ý thức được trách nhiệm của mình, từ đó tự vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước.

Hai là, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững.

Ba là, phải thực hiện lồng ghép tốt các chương trình, dự án, nguồn vốn trên địa bàn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bằng một cơ chế chỉ đạo tập trung thống nhất từ huyện đến cơ sở.

Bốn là, xác định rõ nguyên nhân nghèo của từng địa phương, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch giảm nghèo với những giải pháp phù hợp, đúng hướng, giúp người nghèo, xã nghèo, xã khó khăn vươn lên thoát nghèo.

Năm là, đẩy mạnh công tác xây dựng nhân rộng mô hình giảm nghèo với phương châm mỗi địa phương có một mô hình hiệu quả; hướng dẫn cách làm ăn; phát huy hệ thống dạy nghề, tập trung ngành nghề gắn với thực tiễn sản xuất, nhu cầu học nghề của từng đối tượng và nhu cầu việc làm; tổ chức sơ, tổng kết kịp thời.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

Giảm nghèo bền vững là một trong những chủ trương lớn, luôn được Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo nhằm giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và khu vực phòng thủ TP. Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra chỉ tiêu: Đến cuối năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng so với đầu năm 2011 là 3,5 lần; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn chương trình “Giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2016 - 2020 bình quân 1%/năm. Điểm cơ bản và nổi bật ở đây là việc gắn chặt mục tiêu giảm nghèo bền vững với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố, coi giảm nghèo bền vững là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Giảm nghèo bền vững vừa là mục tiêu, vừa là tiền đề, vừa là động lực và thước đo của sự phát triển bền vững, là yếu tố cơ bản bảo đảm an sinh xã hội.

Hiện nay chuẩn hộ nghèo thành phố được nâng lên 28 triệu đồng/người/năm; chuẩn cận nghèo từ 28 triệu đồng/người/năm đến 36 triệu đồng/người/năm với 5 chiều nghèo cơ bản: Giáo dục và đào tạo; y tế; việc làm và bảo hiểm xã hội; điều kiện sống; tiếp cận thông tin. Tính đến 31/12/2018 thành phố còn 3.767 hộ nghèo, tỷ lệ 0,19% trên tổng số hộ dân thành phố và 22.882 hộ cận nghèo, tỷ lệ 1,15% trên tổng số hộ dân thành phố. Về cơ bản thành phố không còn hộ nghèo có thu nhập trong chuẩn nghèo Quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Để đạt được những kết quả to lớn nêu trên đó là được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, tổ chức thực hiện của UBND thành phố và sự tham mưu đắc lực của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị 3 cấp Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững vẫn còn một số tồn tại hạn chế như sau: Một số địa phương, người dân tiếp cận thông tin về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới chưa được đầy đủ; trong nhận thức của một số cán bộ xã, phường, thị trấn, khu phố, ấp và người dân vẫn còn suy nghĩ đánh giá

hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập (theo phương pháp tiếp cận nghèo cũ). Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc vận hành các hoạt động giảm nghèo theo phương pháp đa chiều còn lúng túng, gặp khó khăn.

Lực lượng chuyên trách làm công tác giảm nghèo phường, xã, thị trấn thường xuyên thay đổi (do thu nhập thấp, tiền lương theo cơ chế bán chuyên trách, chính sách hỗ trợ từ bảo hiểm xã hội còn hạn chế…), trình độ và kinh nghiệm hạn chế do mới tiếp cận công việc; lực lượng cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo cấp quận, huyện hưởng lương từ nguồn tiền lãi cho vay của Quỹ Xóa đói giảm nghèo (33 người) chưa yên tâm công tác do thu nhập thấp (không có thu nhập tăng thêm hàng quý và năm theo nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND của HĐND thành phố) nên việc theo dõi, quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và tham mưu thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững ở một số địa phương chưa đảm bảo.

Bên cạnh những chỉ số thiếu hụt của hộ nghèo, hộ cận nghèo đã cơ bản hoàn thành như chiều nghèo về y tế, nước sinh hoạt, tiếp cận thông tin… tỷ lệ kéo giảm một số chiều thiếu hụt xã hội còn chưa cao như thiếu hụt về diện tích nhà ở, bảo hiểm xã hội, trình độ giáo dục của người lớn, trình độ nghề. Nguyên nhân do một số hướng dẫn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, nhà ở còn chậm triển khai; việc kéo giảm các chỉ số thiếu hụt này còn phụ thuộc vào nhận thức của từng hộ nghèo và điều kiện khách quan (hộ thiếu hụt diện tích nhà, việc sửa chữa và xây dựng nhà có thủ tục phức tạp, liên quan đến quyền sở hữu tài sản, các quy định về xây dựng, quy hoạch, kế hoạch chỉnh trang đô thị chung của địa phương và thành phố) ảnh hưởng việc kéo giảm các chỉ số thiếu hụt này cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Từ những kết quả đạt được và hạn chế nêu trên trong công tác giảm nghèo bền vững thời gian qua, rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Thứ nhất, Chính sách giảm nghèo bền vững có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững cho Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhân tố quan trọng mang tính quyết định để thực hiện giảm nghèo có hiệu quả là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về giảm nghèo. Nhà nước tạo động lực thúc đẩy bằng các chính sách đầu tư công có hiệu quả và chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững như vốn vay, y tế, giáo dục, đào tạo nghề, việc làm, thu nhập, nhà ở, bảo hiểm, hưởng thụ văn hóa, tiếp cận thông tin... Đây là động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững cho TP.Hồ Chí Minh, trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có sức hút và sức lan tỏa cho các tỉnh Đông Nam bộ cùng phát triển.

Thứ hai, Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy với phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị thành phố xuống tận xã, phường, thị trấn.

Ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ đại hội Ban chấp hành Thành ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề về giảm nghèo bền vững, giao cho HĐND, UBND thành phố tổ chức triển khai thực hiện. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cấp thành phố, quận huyện và phường xã thị trấn. Huy động tối đa nguồn lực, phát huy tốt đa vai trò của các cơ quan tham mưu giúp việc đắc lực là Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng chính sách xã hội thành phố; phòng Lao động Thương binh và Xã hội, ngân hàng chính sách xã hội quận, huyện.

Thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác giảm nghèo, nhất là ở phường, xã, thị trấn (kể cả tổ trưởng tổ tự quản giảm nghèo), chọn những người có trách nhiệm, có năng lực, gắn bó, sâu sát với nhân dân, hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ cơ bản của xã hội.

Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giảm nghèo để họ nắm, hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo; thường xuyên thực hiện thu thập thông tin về nghèo đa chiều trên địa bàn thành phố phục vụ cho việc dự báo, theo dõi, đánh giá, phân tích nguyên nhân nghèo; xây dựng các tiêu chí để đưa ra chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững đạt hiệu quả. Tuyên truyền cho người dân phải nỗ lực thoát nghèo, đây là yếu tố quyết định giảm nghèo bền vững.

Thứ ba, Giảm nghèo bền vững phải được thực hiện đồng bộ tất cả các chiều nghèo; kiểm tra, giám sát việc thực hiện

Dành một phần ngân sách thành phố, ngân sách quận, huyện, ngân sách cấp xã đầu tư cho các chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo cơ chế có tính khuyến khích cao, tạo điều kiện cho các địa phương chủ động trong việc huy động nguồn lực tại chỗ cũng như lồng ghép với các nguồn khác, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. Tăng cường xã hội hóa các hoạt động giảm nghèo, vận động các nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo, doanh nghiệp và vận động toàn dân tích cực tham gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Chú trọng đầu tư cho 5 chiều nghèo cơ bản: Giáo dục và đào tạo; y tế; việc làm và bảo hiểm xã hội; điều kiện sống; tiếp cận thông tin.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực, bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí của chương trình không đúng mục đích, trái quy định, không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp.

Thứ tư, Xây dựng đề án chiến lược giảm nghèo bền vững và tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận cao của mọi người dân thành phố.

Giao Viện nghiên cứu phát triển Thành phố phối hợp với các trường đại học trên địa bàn Thành phố nghiên cứu xây dựng đề án chiến lược giảm nghèo bền vững cho Thành phố trong từng giai đoạn nhất định nằm trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi được phê duyệt chiến lược giảm nghèo bền vững Thành phố, tiến hành triển khai tổ chức thực hiện theo 3 cấp hành chính cụ thể, rõ ràng, phân cấp quản lý, trao quyền quyết định cho từng cấp phù hợp với năng lực tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của địa phương.

Làm tốt công tác tuyên truyền cho người nghèo, hộ nghèo kết hợp với sự tham gia của người dân, doanh nghiệp vào các hoạt động giảm nghèo, tạo hiệu ứng lan tỏa sâu rộng, động viên, khích lệ, cổ vũ phong trào thi đua thoát nghèo trong mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo, đến tận tổ dân phố, khu phố.

1.3.3. Đánh giá tổng quát từ bài học kinh nghiệm của tỉnh Phú Yên và Thành phố Hồ Chí Minh

Qua kinh nghiệm của tỉnh Phú Yên và Thành phố Hồ Chí Minh trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, tác giả rút ra sáu bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk, đó là:

Thứ nhất, các cấp ủy, chính quyền phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo, xác định giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; gắn việc hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo với trách nhiệm của người đứng đầu và cấp ủy các cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Thứ hai, phải đặt người nghèo, hộ nghèo vào vị trí chủ thể, trung tâm của hoạt động giảm nghèo; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục để thay đổi căn bản tư duy, nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội, đặc biệt là giải phóng tư tưởng để người dân phát huy tinh thần tự lực, tự trọng, có khát vọng và chủ động nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Thứ ba, phải xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của tình trạng đói nghèo, thường xuyên rà soát, đánh giá, phân tích hiện trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo của toàn tỉnh, từng huyện, từng xã; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch giảm nghèo bảo đảm cụ thể, sát thực với các giải pháp căn cơ, bài bản, đồng bộ, thống nhất và cách làm sáng tạo, linh hoạt, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn, nút thắt, hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo.

Thứ tư, chương trình giảm nghèo phải được thực hiện đồng bộ với chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác; tập trung hỗ trợ mở rộng sinh kế, phát triển sản xuất, tăng thu nhập và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu cho người nghèo. Các chính sách hỗ trợ phải thiết kế khoa học, hợp lý để hộ nghèo, hộ cận nghèo dễ dàng tiếp cận, triển khai; chú trọng nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, bền vững.

Thứ năm, đồng thời với các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người nghèo, cần quan tâm ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ

tầng, chăm lo phát triển toàn diện văn hóa - xã hội, nhất là y tế, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn tại các huyện nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ sáu, trong điều kiện một tỉnh nằm ở cao nguyên phía Tây miền Trung của Việt Nam, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cần huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu giảm nghèo; trong đó cùng với nguồn lực nhà nước cần tranh thủ vận động đa

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn TỈNH đắk lắk (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w