Đánh giá chung kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn TỈNH đắk lắk (Trang 70)

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân

Với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh cùng với sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể nhân dân, sự ưu tiên về nguồn lực đầu tư, thủ tục đầu tư trong thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020 đã góp phần thay đổi đáng kể về hạ tầng thiết yếu và đời sống của người dân ở khu vực nông thôn. Hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng ĐBKK với vùng phát triển được thúc đẩy kết nối. Đời sống của người dân ở khu vực nông thôn được nâng lên rõ rệt. Nhận thức của đại đa số người dân đã được thay đổi, họ tham gia tích cực hơn, nhiệt huyết hơn, tích cực đóng góp sức người, sức của vào quá trình Giảm nghèo bền vững. Cơ chế trao quyền tự quyết cho cộng đồng trong việc thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020 đã thể hiện đúng vai trò định hướng, hướng dẫn và hỗ trợ của Nhà nước, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của các địa phương, tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện chương trình. Nhờ đó, đã góp

phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Chương trình nói riêng và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung.

Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, nhất là hộ nghèo về mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội; khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của của chính quyền, người nghèo, từ đó tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả; phát động phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn toàn tỉnh.

Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 được thực hiện công khai, minh bạch từ việc xác định đối tượng hỗ trợ (hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo) đến việc phân bổ vốn (thông qua các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn dược quy định tại Nghị quyết số 34/2017/NQ-HĐND, ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh) và công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành, cộng đồng, người dân và đặc biệt là sự giám sát, phản biện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đồng nhân dân các cấp.

Việc phân bổ vốn, phê duyệt danh mục các dự án đầu tư xây dựng cơ bản năm 2019 và 2020 đã được thực hiện sớm hơn nhiều so với các năm trước; bên cạnh đó, các địa phương cũng đã thực hiện tốt việc lồng ghép đầu tư từ các Chương trình, dự án khác có chung mục tiêu, địa bàn nhằm phát huy hiệu quả đầu tư và góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu của Chương trình.

Các chỉ tiêu của Chương trình về cơ sở hạ tầng xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn được đầu tư, nâng cấp; hộ nghèo đã được hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; việc tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, nước sạch,… ngày càng tốt hơn; đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, người cận nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giai đoạn 2016-2019 giảm bình quân 2,51%/năm, tỷ lệ hộ nghèo

trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 4,56%/năm, đã giảm được 35.559 hộ nghèo, trong đó có 13.255 hộ dân tộc thiểu số.

2.4.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Tồn tại, hạn chế

Chất lượng giảm nghèo chưa thật sự bền vững, nguy cơ phát sinh và tái nghèo cao do những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả, tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường…

Tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo còn chậm, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn;

Công tác báo cáo chưa kịp thời, còn sai sót; báo cáo số liệu phục vụ kiểm toán không đầy đủ, không chính xác, không có sự đối chiếu giữa các đơn vị có liên quan…

2.4.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Nguyên nhân khách quan:

Một số văn bản của Trung ương ban hành chưa kịp thời, làm ảnh hưởng đến việc phân bổ kinh phí và triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo như: Quyết định số 900/QĐ-TTg, ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã thuộc diện đầu tư Chương trình 135; Quyết định số 414/QĐ-UBDT, ngày 11/7/2017 của Ủy ban dân tộc phê duyệt danh sách thôn thuộc diện đầu tư Chương trình 135; Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT, ngày 09/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo…

Giai đoạn 2016-2020 thực hiện giảm nghèo theo tiêu chí đa chiều, số hộ thiếu hụt các dịch vụ xã hội còn nhiều (đầu giai đoạn là 17.321 hộ, chiếm 21,23% tổng số hộ nghèo); trong khi các chính sách của Nhà nước hỗ trợ hộ nghèo để giảm sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là các sự thiếu hụt chiếm tỷ lệ lớn như tình trạng nhà vệ sinh, chất lượng và diện tích nhà ở, nguồn nước sinh hoạt…

chưa được triển khai hoặc có nhưng còn rất hạn chế, do vậy số hộ nghèo cải thiện được mức độ thiếu hụt này còn thấp.

Phần lớn các địa phương thuộc diện của Chương trình trên địa bàn tỉnh có địa bàn rộng, địa hình đồi núi, dân cư thưa thớt, nhiều dân tộc, dân di cư ngoài kế hoạch lớn, dân trí của một bộ phận dân cư còn thấp, các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất trên địa bàn còn manh mún, nhỏ lẻ nên việc vận động, tham gia vào đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn.

Số hộ nghèo phát sinh chủ yếu là do tách hộ, đa số hộ mới tách thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản; do bệnh tật, do thiên tai, hạn hán, mất mùa, giá cả nông sản xuống thấp, do vay nặng lãi... Số hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội (hộ không có người có khả năng lao động) khá nhiều, cuối năm 2019 là 3.181 hộ, chiếm 6,91%số hộ nghèo toàn tỉnh.

Nguyên nhân chủ quan:

Cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo ở một số địa phương chưa thật sự quan tâm, coi trọng đúng mức đối với công tác giảm nghèo bền vững, do đó, việc xây dựng kế hoạch giảm nghèo giai đoạn, hằng năm chưa cụ thể, chưa phù hơp với từng đơn vị, địa phương, với từng nhóm đối tượng thuộc diện của Chương trình; chưa đối ứng nguồn vốn của địa phương minh để thực hiện Chương trình; chưa thường xuyên, quyết liệt trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát; thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Do cấp xã làm chủ đầu tư hầu hết các dự án, trong khi đó trình độ, kinh nghiệm của công chức, viên chức, nhân sự triển khai thực hiện Chương trình ở cấp xã còn hạn chế, nhất là trong quản lý đầu tư xây dựng dẫn đến việc tham mưu triển khai còn lúng túng, thủ tục hồ sơ, công tác thẩm định còn mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện.

Nhiều đơn vị, địa phương chưa thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, do đó chưa có báo cáo hoặc báo cáo chưa đầy đủ hoặc quá chậm so với yêu cầu, nên các cơ

quan chủ Chương trình, chủ dự án rất khó khăn trong việc tổng hợp, báo cáo, đánh giá và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

Hình thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng, đôi khi chưa phù hợp với một số đối tượng; một số địa phương trong tỉnh chưa quan tâm nhiều đến công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân, nên vẫn còn một số hộ nghèo chưa nắm bắt và tiếp cận kịp thời các chủ trương, chính sách về giảm nghèo, thiếu ý chí tự lực vươn lên đã trở thành rào cản trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Tiểu kết chương 2

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, các dân tộc, nhóm dân cư. Đây là nội dung quan trọng trong chính sách của Đảng, Nhà nước, bởi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vấn đề đói nghèo ở Việt Nam nói chung, đói nghèo tỉnh Đắk Lắk nói riêng, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra. Vì vậy, tỉnh Đắk Lắk xác định thực hiện chính sách giảm nghèo là một trong những chương trình mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh; qua các năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là: Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo còn cao, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt, hạn hán. Nguồn lực thực hiện chương trình, chính sách giảm nghèo còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn: Mức vốn bố trí cho các công trình cơ sở hạ tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo và giảm nghèo về thông tin chưa đáp ứng nhu cầu của địa phương. Suất đầu tư trong các chính sách, nhất là Chương trình giảm nghèo bền

vững còn thấp, chưa tập trung hỗ trợ đủ mạnh để tác động làm chuyển biến thực sự đời sống người nghèo, người dân trên địa bàn nghèo. Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên trách lĩnh vực giảm nghèo còn nhiều bất cập, công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực hiện chưa được đảm bảo và thường xuyên…

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên: Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk còn khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều; công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo và phát huy tính chủ động của người nghèo còn chưa tốt, chưa tạo chuyển biến mạnh mẽ ở khu vực địa bàn nghèo, khu vực đặc biệt khó khăn; đội ngũ cán bộ công chức làm công tác giảm nghèo chưa đáp ứng yêu cầu, han chế về chuyên môn; ngân sách nhà nước hỗ trợ cho chính sách, nhất là chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo chưa được đảm bảo… Ngoài ra, một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với địa bàn nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiệu quả; các địa phương chưa thực hiện cơ chế tạo việc làm công trong các công trình cơ sở hạ tầng theo nguyên tắc “xã có công trình, người dân có việc làm và tăng thêm thu nhập”; tỷ lệ các công trình giao cho cấp xã làm chủ đầu tư ở một số địa phương còn thấp, vai trò làm chủ đầu tư thực chất của xã còn nhiều hạn chế. Việc chuyển đổi phương thức hỗ trợ người nghèo từ hỗ trợ cho không sang hỗ trợ có điều kiện, có thời hạn triển khai còn chậm; các chính sách giảm nghèo đã được tích hợp bước đầu nhưng vẫn còn dàn trải, thiếu tính hệ thống. Ngoài ra, tình hình thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, quá trình đô thị hóa, di dân tự do làm nảy sinh nhiều thách thức đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số, người lao động…

Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế nêu trên, thời gian tới, cần thiết phải dự báo được tình hình, xác định rõ mục tiêu, phương hướng, giải pháp cụ thể, phù hợp, khả thi để nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chương 3

DỰ BÁO TÌNH HÌNH, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU,

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Dự báo tình hình

Thời gian tới, dự báo tình hình dịch bệnh COVID-19 và giá cả nông sản bấp bênh tiếp tục là những thách thức trong công tác giảm nghèo không chỉ của riêng Đắk Lắk mà là khó khăn chung của cả nước.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đặt ra mục tiêu: “Giảm tỷ lệ nghèo đa chiều 1-1,5% hằng năm” và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 đề ra nhiệm vụ: “Triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đổi mới thực chất cách tiếp cận trong giảm nghèo bằng các chính sách hỗ trợ có điều kiện, giảm hỗ trợ cho không, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên tự thoát nghèo”. Điều này đặt ra yêu cầu phải đổi mới tư duy, phương thức, chính sách giảm nghèo phù hợp với mô hình tăng trưởng kinh tế, thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm người nghèo được tham gia và thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng trong điều kiện mới.

Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đặt mục tiêu: Mặc dù Chính phủ chưa ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021-2025 nhưng tỉnh đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả tỉnh giảm bình quân 1,5-0,2%/năm; riêng hộ nghèo dân tộc thiểu số hàng năm giảm 03-04%. Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đến năm 2025 còn 2,3%.

Mặt khác, theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022-2025, ước tính tại thời điểm tháng 1/2022, cả nước có khoảng 16,6% hộ dân cư có thu nhập dưới chuẩn nghèo thu nhập, tương ứng với khoảng 4,473 triệu hộ, tương ứng với khoảng 17,447 triệu người, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là 10,83% (bao gồm 2% hộ nghèo không có khả năng lao động), tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,77%. Do vậy, việc giải quyết

vấn đề giảm nghèo đòi hỏi sự nỗ lực, vào cuộc mạnh mẽ, toàn diện của cả hệ thống chính trị.

Dự báo thời gian tới, người nghèo dành 40% thu nhập để sử dụng chi tiêu lương thực và 60% thu nhập sử dụng chi tiêu phi lương thực (giai đoạn 2016-2020, người nghèo dành 60% thu nhập để sử dụng chi tiêu lương thực và 40% thu nhập sử dụng chi tiêu phi lương thực). Đây là xu hướng thay đổi nhu cầu của người nghèo, chuyển từ đáp ứng các nhu cầu tối thiểu bảo đảm tồn tại sang đáp ứng các nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phát triển bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội. Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn TỈNH đắk lắk (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w