Khái quát thực trạng nghèo và giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trước

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn TỈNH đắk lắk (Trang 40 - 45)

Lắk trước năm 2016

2.2.1. Kết quả đạt được

Bám sát những chủ trương, định hướng lớn của của Trung ương, Chính phủ liên quan công tác xóa đói, giảm nghèo; Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, chủ động lồng ghép Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững với các chương trình mục tiêu khác và cụ thể hoá mục tiêu của các chương trình, chính sách giảm nghèo vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh, qua đó đã từng bước giúp người nghèo tiếp cận ngày càng tốt hơn các dịch vụ xã hội, ổn định cuộc sống và có điều kiện vươn lên làm kinh tế để thoát nghèo. Việc triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách về giảm nghèo trong giai đoạn 2011-2015 đã đem lại một số kết quả tương đối khả quan, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân 2,35%/năm.

Tuy vậy, kết quả giảm nghèo vẫn chưa đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra (2,5- 3%/năm); việc thực hiện chính sách giảm nghèo vẫn chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo; số hộ nghèo và cận nghèo hàng năm phát sinh cao, đặc biệt là đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm trên 60% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh). Kết quả thực hiện một số chính sách giảm nghèo còn chậm, chưa đạt kế hoạch một phần nguyên nhân là do chưa được Trung ương hướng dẫn cụ thể; công tác cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế còn chậm và sai sót; công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc điều tra hộ nghèo tại một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức; điều tra viên chưa có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm chưa cao nên kết quả điều tra chưa phản ánh đầy đủ thực trạng đói nghèo trên địa bàn tỉnh; một số hộ dân còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chưa tự nỗ lực vươn lên để thoát nghèo, khả năng nghèo mới, tái nghèo luôn hiện hữu…

Bảng 2.1. Kết quả giảm hộ nghèo tỉnh Đắk Lắk từ năm 2011 - 2015 Năm 2011 2012 2013 2014 2015

(theo chuẩn nghèo 2011-2015)

2015

(theo chuẩn nghèo 2016-2020)

Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk

Căn cứ Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg, ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc “ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015” và trên cơ sở kết quả hộ nghèo tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2015 nêu trên có thể thấy số lượng hộ nghèo chung toàn tỉnh có chiều hướng giảm; nhưng ngược lại, số lượng hộ nghèo đồng bào dân tộc có chiều hướng tăng qua các năm, cụ thể: Tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm 11,38% (từ 17,39% giảm xuống còn 6,01%); tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số lại tăng 31,8% (từ 32,8% tăng lên thành 64,6%). Cuối năm 2015, công tác tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp tiếp cận từ đơn chiều chuyển sang tiếp cận đa chiều được triển khai thực hiện. Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2015 trên địa bàn tỉnh theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 764/QĐ-UBND, ngày 21/3/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk), tổng số hộ dân

toàn tỉnh là 421.250 hộ; gồm, khu vực thành thị có 99.486 hộ, khu vực nông thôn có 321.764 hộ; hộ người kinh là 285.862 hộ, hộ người dân tộc thiểu số có 135.388 hộ. Trong đó:

Về hộ nghèo và hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020: Tổng số hộ nghèo là 81.592 hộ (chiếm 19,37% tổng số hộ). Trong đó, hộ nghèo thành thị là 5.428 hộ (chiếm 6,65% tổng số hộ nghèo), hộ nghèo nông thôn là 76.164 hộ (chiếm 93,35%). Đối với hộ cận nghèo, tổng số hộ cận nghèo là 34.884 hộ (chiếm 8,28% tổng số hộ); trong đó, hộ cận nghèo thành thị là 3.850 hộ (chiếm 11,04% tổng số hộ cận nghèo), hộ cận nghèo nông thôn là 31.034 hộ (chiếm 88,96%).

Về hộ nghèo và hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015: Tổng số hộ nghèo là 25.322 hộ (chiếm 6,01% tổng số hộ). Trong đó, hộ nghèo dân tộc Kinh là 8.964 hộ (chiếm 35,40% tổng số hộ nghèo), hộ nghèo dân tộc thiểu số là 16.358 hộ (chiếm 64,60%). Đối với hộ cận nghèo, tổng số hộ cận nghèo là 15.727 hộ (chiếm 3,73% tổng số hộ). Trong đó, hộ cận nghèo dân tộc Kinh là 7.225 hộ

(chiếm 45,94% tổng số hộ cận nghèo), hộ nghèo dân tộc thiểu số là 8.502 hộ (chiếm 54,06%).

Từ kết quả thực hiện Tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh chiếm 19,37%, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 61,68%. Đến năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh có chiều hướng đi xuống, giảm còn 17,83%, nhưng ngược lại, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số lại có chiều hướng tăng, từ 0,47% lên 62,15%.

Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo tỉnh Đắk Lắk năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020)

STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Toàn tỉnh Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2015 theo Quyết định số 764/QĐ-UBND, ngày 21/3/2016 của UBND tỉnh

Căn cứ vào kết quả điều ra, rà soát hộ nghèo năm 2015 của tỉnh Đắk Lắk, có thể thấy đói nghèo vẫn là vấn đề lớn trong các vấn đề an sinh xã hội cần được tỉnh Đắk Lắk tập trung quan tâm chỉ đạo giải quyết trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh vẫn chưa đồng đều giữa các địa phương, nhiều huyện có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là những huyện có điều kiện kinh tế khó khăn, kém phát triển như Buôn Đôn, Ea Súp, M’Đrắk, Krông Bông, Lắk, thậm chí có huyện tỷ lệ hộ nghèo quá cao, lên đến hơn 50% là rất đáng lo ngại; nếu tiếp tục để tình trạng

này xảy ra mà không có giải pháp phù hợp sẽ tạo ra sự phân hóa, chênh lệch giàu nghèo trong các tầng lớp dân cư ngày càng lớn và có xu hướng gia tăng.

2.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan: Đắk Lắk là một trong những địa phương có dân đi ngoài kế hoạch tương đối lớn, theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1976 đến năm 2011, tổng số dân đi ngoài kế hoạch là trên 59.000 hộ và trên khoảng 288.000 khẩu, tập trung chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh phía bắc, đồng bào các tỉnh duyên hải miền trung. Đây hầu hết là các hộ nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, họ mới tìm đến những nơi có điều kiện thuận lợi hơn để sinh sống. Dân đi ngoài kế hoạch đến Đắk Lắk với số lượng lớn, gây áp lực không nhỏ với địa phương như áp lực về quy hoạch, kế hoạch, bố trí sắp xếp dân cư, phá vỡ quy hoạch của tỉnh về phát triển kinh tế- xã hội, gây mất ổn định an ninh - chính trị. Tình trạng này chưa chấm dứt, ngày càng phức tạp. Dân đi ngoài kế hoạch dẫn đến phá rừng làm nương, tranh chấp dất đai, tín ngưỡng tôn giáo và các vấn đề tệ nạn xã hội khác. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn khó khăn, quy mô nền kinh tế nhỏ, chủ yếu là nông, lâm nghiệp. Là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp, đời sống văn hóa xã hội còn những tập tục nặng nề, việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế nên chưa tạo được đột phá trong phát triển kinh tế, thiếu hoặc không có vốn; đông con ốm đau, thiếu sức lao động, thiếu tư liệu sản xuất, không có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Khí hậu, thời tiết không thuận lợi, thiên tai, dịch bệnh thường xảy ra ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, sản xuất và đời sống nhân dân. Các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, của tỉnh để xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là về hạ tầng về giao thông, mặc dù có sự quan tâm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Công tác tuyên tuyền các chủ trương, chính sách, hướng dẫn phương thức sản xuất kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn nhiều hạn chế do một số cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo không thông thạo tiếng của người đồng bào...

Nguyên nhân chủ quan: Một số cán bộ lãnh đạo, nhất là cấp cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của các chương trình, chính sách giảm nghèo nên thiếu sực quan tâm chỉ đạo thực hiện, chưa sâu sát, thiếu kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Vai trò chỉ đạo điều hành của một số UBND cấp xã, cấp huyện còn nhiều lúng túng, thiếu chủ động trong việc triển khai thực hiện chương trình. Công tác sơ kết, tổng kết định kỳ ở cơ sở thực hiện chưa tốt do đó việc khắc phục các nhược điểm, đưa ra kế hoạch triển khai còn chậm. Cán bộ cơ sở làm công tác giảm nghèo hưởng phụ cấp thấp, năng lực hạn chế, thiếu nhiệt tình. Một số địa phương cấp xã chưa xây dựng và nhân rộng được các mô hình, kinh nghiệm giảm nghèo hiệu quả. Một số hộ nghèo vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước nên chưa phát huy tiềm năng, thế mạnh, các nguồn lực tại chổ đễ tự lực phát triển kinh thế sản xuất vươn lên thoát nghèo.

Qua nghiên cứu và thực tế và nghiên cứu, học viên nhận thấy nguyên nhân dẫn đến đói nghèo rất đa dạng, từ vấn đề đói nghèo sẽ gây ra những vấn đề bất ổn trong đời sống dân cư nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng, dẫn đến tình trạng nhiều hộ dân không còn đất ở, đất sản xuất… mất đi tư liệu, phương tiện sản xuất. Do đó, rất nhiều hộ nghèo thường xuyên duy trì tình trạng luẩn quẫn trong vòng nghèo đói - thoát nghèo - tái nghèo trở lại; sự phân cực giàu nghèo giữa các cộng đồng dân cư trong chính vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang ngày càng rõ nét… Vì vậy, để có thể giảm nghèo một cách bền vững trong thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững để giải quyết các nguyên nhân kể trên, giúp hộ nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn TỈNH đắk lắk (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w