Trên địa bàn huyện Quế Sơn, các cơ quan HCNN chưa chủ động tìm giải pháp đột phá để đẩy mạnh CCTTHC trong lĩnh vực phụ trách, ngay cả việc dự thảo kế hoạch thực thi chính sách CCTTHC vẫn chưa được coi trọng trong quá trình tham vấn các ý kiến góp ý, phản biện (rất ít tổ chức đối thoại trao đổi ý kiến với các nhóm đối tượng chính sách có liên quan) nhằm đảm bảo kế hoạch này có tính khả thi cao. Các hoạt động thực thi CCTTHC còn chưa đồng bộ, thiếu quyết liệt theo chương trình kế hoạch cụ thể.
Quan hệ phối hợp trong giải quyết hồ sơ giữa các cấp hiện vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, ý thức cộng đồng trách nhiệm giữa các cơ quan HCNN chưa cao, còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm diễn ra. Đồng thời, cơ chế phối hợp giải quyết công việc giữa tổ tiếp nhận và trả hồ sơ và cán bộ chuyên môn chưa được quy định chặt chẽ; ngay cả sự phối hợp giữa các phòng, ban thuộc huyện chưa có sự thống nhất đồng bộ trong việc tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả hồ sơ hành chính. Chính tình trạng này làm ảnh hưởng đến việc trể hẹn giải quyết hồ sơ hành chính.
Mặc dù, UBND huyện Quế Sơn và các xã, thị trấn đã thực hiện kết nối liên thông phần mềm Dịch vụ công của tỉnh, đăng tải các Danh mục, TTHC trên các lĩnh vực để cá nhân, tổ chức tiện việc thực hiện TTHC khi có nhu cầu - với 63 TTHC mức độ 3 (Tư pháp 14 thủ tục, giáo dục 06 thủ tục, cấp phép xây dựng 02 thủ tục, Kinh tế Hạ tầng 09 thủ tục, Tài nguyên – Môi trường 11 thủ tục, Tài chính – Kế hoạch 08 thủ tục, Văn hóa – Thông tin 06 thủ tục, Nội vụ 07 thủ tục) và 03 TTHC mức độ 4 thuộc lĩnh vực Giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, trong quá trình triển
khai lại không phát sinh hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, nên chưa đạt yêu cầu theo chỉ đạo của tỉnh[35;tr.07 và 08]. Điều này cũng chứng tỏ công tác tuyên truyền phổ biến chính sách CCTTHC trên địa bàn huyện chưa có sự chuyển biến rõ về tính hiệu quả.
Trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ công chức tại UBND tuy đã tiến bộ hơn trước, song vẫn còn nhiều bất cập về trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ năng xử lý và thao tác nghiệp vụ đang còn nhiều hạn chế, nhất là
ở cấp xã. Ngay quá trình soạn thảo kế hoạch thực hiện chính sách CCTTHC, nhiều xã chưa nắm đầy đủ chính sách, chưa lường được những khó khăn, nên sự đầu tư thời gian và nguồn lực cho công tác xây dựng kế hoạch này gặp hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu, tính chất phức tạp, nhạy cảm của công việc CCTTHC.
Trong đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” cấp xã vẫn chiếm một tỷ lệ còn chưa thạo việc do chưa chuẩn hóa năng lực và kỹ năng tác nghiệp; yếu về năng lực, giải thích chưa đầy đủ thỏa đáng khi tiếp nhận hồ sơ của người dân, dẫn đến việc người dân phải đi lại nhiều lần còn xảy ra. Việc thẩm định giải quyết hồ sơ của công chức phòng chuyên môn còn thiếu linh hoạt, máy móc, có biểu hiện quan liêu trong xử lý công việc. Ý thức, thái độ trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, công vụ của không ít cán bộ, công chức chuyển biến còn chậm...
Việc cập nhật, thống kê tình hình giải quyết TTHC vào phần mềm một cửa, một cửa liên thông chưa kịp thời, chưa đầy đủ. Quá trình thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" còn thiếu đồng bộ, thủ tục giải quyết một số loại hồ sơ hành chính còn bị cắt khúc theo cấp hành chính, chưa tạo thành quy trình giải quyết thống nhất từ tỉnh Quảng Nam đến huyện Quế Sơn và cấp xã. Mặt khác, việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, CB,CC ở các xã, thị trấn của huyện Quế Sơn thường có thói quen là giao cho cán bộ chuyên môn thực hiện, nên khi chuyển qua mô hình một cửa thì gặp lúng túng trong phối hợp xử lý: có việc còn chồng chéo; quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ tại các xã, thị trấn vẫn còn sai sót; việc hướng dẫn thủ tục đôi lúc chưa rõ ràng, rành mạch; còn chậm giải quyết tại tổ tiếp nhận và trả hồ sơ.
* Nguyên nhân dẫn đến hạn chế:
- Hệ thống thể chế, pháp luật về TTHC còn chậm đổi mới trước yêu cầu mở cửa và hội nhập phát triển. Hiện nay vẫn tồn tại những chính sách CCTTHC ban
hành chưa sát với thực tiễn, gây khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến khâu tổ chức thực hiện, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả thấp. Một trong những minh chứng là:
Các quy định về hướng dẫn đánh giá tác động TTHC tại Thông tư 07/2014/TT- BTP còn một số vướng mắc khó khăn, dẫn đến sự lúng túng, khó khăn trong quá trình thực hiện. Vì: (1) Chưa có hướng dẫn cụ thể về đánh giá tác động TTHC trong quá trình xây dựng chính sách (lập đề nghị); (2) Chưa có hướng dẫn cụ thể về đánh giá tác động của TTHC trong dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh, làm cho địa phương huyện Quế Sơn trong triển khai gặp nhiều lúng túng; (3) Các biểu mẫu đánh giá tác động TTHC, biểu mẫu tính toán chi phí tuân thủ TTHC ở Thông 07/2014/TT-BTP còn chưa phù hợp, rườm rà, khó thực hiện do chưa có quy định mẫu Báo cáo đánh giá tác động TTHC với các nội dung cơ bản cần thể hiện.
Về chế độ báo cáo định kỳ đã được quy định tại Thông tư 12/2019/TT-BTP ngày 31/12/2019 của Bộ Tư pháp, song lại chưa có quy định về trách nhiệm của địa phương trong việc cung cấp số liệu báo cáo đánh giá tác động TTHC, nên gây khó khăn trong việc nắm bắt các số liệu liên quan đến đánh giá tác động TTHC trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương hàng năm.
Quyền được tham vấn, được chủ động góp ý kiến của công chúng chưa được thể chế hóa thành luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; cùng với sự thiếu vắng luật tiếp cận thông tin. Điều này dẫn tới tình trạng chỉ khép kín trong các cơ quan nhà nước, mà không tạo cơ hội tiếp cận thông tin cho công chúng từ cấp xã trong quá trình xây dựng pháp luật về TTHC.
- Hiệu quả công tác phổ biến chính sách CCTTHC của huyện, xã tới các đối tác xã hội, doanh nghiệp và người dân cũng còn hạn chế, khiến họ chưa quen việc tiếp cận sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, nhất là mức độ 3 và 4.
- Tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm trong mối quan hệ công tác giữa một số cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn vẫn còn chồng chéo. Cùng với sự phân cấp, phân quyền giữa các cấp quản lý và giữa các cơ quan HCNN cùng cấp còn chung chung; sự phân cấp còn bị chi phối của tính cục bộ giữa các cơ quan HCNN các cấp - với phần lớn quyền hạn tập trung vào cấp trên, hơn nữa sự phân cấp cũng chưa tính đến sự phù hợp với đặc điểm riêng về kinh tế -văn hóa - xã hội của địa phương.
- Sự quyết tâm thực hiện cam kết hành động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành chính sách CCTTHC chưa cao và thiếu sự tập trung chỉ đạo. Trách nhiệm giải trình của người đứng đầu của một số cơ quan, đơn vị, địa phuơng trong quá trình thực thi chính sách còn hạn chế, hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, né tránh trách nhiệm còn xảy ra. Sự kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng chưa được tiến hành thường xuyên, thiếu sâu sát.
- Năng lực của một bộ phận đáng kể trong đội ngũ CB,CC trên địa bàn huyện Quế Sơn, nhất là CB,CC cấp xã còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Vẫn còn nhiều cán bộ công chức UBND cấp xã chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn, làm việc chỉ dựa trên kinh nghiệm và qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ. Việc bố trí CB,CC tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ở các xã, thị trấn còn một tỷ lệ đáng kể là chưa phù hợp về năng lực, kỹ năng nghiệp vụ, phong cách giao tiếp và tinh thần trách nhiệm.
Nhận thức về vị trí, vai trò, đặc điểm, tính chất của chính sách CCTTHC chưa đầy đủ. Nguồn kinh phí đầu tư, phục vụ công tác CCTTHC còn hạn chế. Mặt khác, trình độ dân trí giữa các xã, thị trấn ở Quế Sơn còn có sự khác biệt; nhất là các xã có đông đồng bào DTTS đang còn nặng về một số tập quán lạc hậu.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở của đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, chương 2 phân tích làm rõ tình hình thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN ở các khía cạnh: (1) Xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức, điều hành thực hiện chính sách; (2) Hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách; (3) Sự phân công và phối hợp thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN; (4) Tình hình duy trì và điều chỉnh chính sách; (5) Việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc chính sách; (6) Tình hình đánh giá, tổng kết quá trình thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN. Từ đó đánh giá thực trạng thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn chỉ ra kết quả và các vấn đề hạn chế đặt ra cùng nguyên nhân của nó. Đây là luận cứ để đề xuất các nội dung của chương 3.
CHƯƠNG 3