Quan điểm, phương hướng thực hiện chính sách phát triển gia đình văn hóa trên địa

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 66 - 68)

trên địa bàn huyện Hiệp Đức

3.1.1. Đổi mới phương thức thực hiện chính sách phát triển gia đình văn hóa trong giai đoạn hiện nay

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 49CT/TW ngày 21/2/2005 về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, để đảm bảo mỗi gia đình ở các địa phương trên địa bàn đổi thay tiến bộ vượt trội về mọi mặt; Thực hiện Quyết định số 1028/QĐ-TTg, ngày 8/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình giáo dục đời sống gia đình đến năm 2020; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 29/03/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Phát huy vai trò của gia đình trong việc gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa gia đình nói riêng, văn hóa dân tộc nói chung; coi văn hóa gia đình là một bộ phận khăng khít của văn hóa dân tộc và không ai khác ngoài gia đình và các thành viên gia đình là nơi lưu giữ, bảo tồn, nuôi dưỡng các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam, xây dựng mối quan hệ, văn hoá ứng xử từ các thành viên trong gia đình nhằm mục tiêu xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển chính sách GĐVH trên địa bàn huyện.

Qua đó, đề xuất cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện hơn chính sách về phát triển GĐVH của nhà nước ta, mặt khác thể hiện rõ quyết tâm của Đảng và nhà nước về tập trung nguồn lực xây dựng gia đình hạnh phúc.

Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển các hoạt động văn hóa, kết hợp giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, di tích lịch sử quê hương gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, phát triển du lịch,

nâng cao chất lượng chính sách GĐVH, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người quê hương Hiệp Đức trong giai đoạn hiện nay. [115, tr.1]

3.1.2. Thực hiện tốt những nội dung trong quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước, của các cấp chính quyền địa phương

Một là, gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội; là yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để mỗi hộ gia đình trên địa bàn phát huy đầy đủ vai trò của mình, Đảng và nhà nuớc, các cấp chính quyền chủ trương xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, là tế bào lành mạnh của xã hội. Mọi chính sách về gia đình đều nhằm phục vụ mục tiêu này.

Hai là, xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển chính sách GĐVH là sự tổng hòa, đồng bộ của hệ thống các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan; đặc biệt là các chính sách về kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo, y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình, giáo dục tại các địa phương được chú trọng… nhưng trong đó bản thân các gia đình là phát huy giá trị các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giáo dục đạo đức, lối sống, đời sống gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình có vai trò quyết định đến xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển chính sách GĐVH trên địa bàn.

Ba là, gia đình có vai trò quyết định đến việc xây dựng con người mới, đảm bảo các yếu tố như sức khỏe, trí tuệ, năng lực, bản lĩnh chính trị, nhân cách, đạo đức... xây dựng nhân cách con người, xây dựng khối đại đoàn kết tại cộng đồng dân cư, nâng cao chất lượng phát triển GĐVH. Vừa nắm bắt được những giá trị tiên tiến, vừa lưu giữ được những giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, quê hương và tăng cường phối hợp các mối quan hệ: gia đình - nhà trường - xã hội, trên cơ sở đó quyết định hiệu quả việc xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển chính sách GĐVH.

Bốn là, gia đình là nơi lưu giữ, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc thông qua giáo dục gia đình, sự truyền đạt tiếp nối giữa các thế hệ trong gia đình. Chính vì vậy các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên

môn, UBND các xã, thị trấn xây dựng cơ chế, chính sách triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; cung cấp và hướng dẫn những kiến thức, kỹ năng xây dựng đời sống gia đình; nâng cao chất lượng, tiêu chí phát triển chính sách GĐVH ở cơ sở.

Năm là, xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển chính sách GĐVH phải gắn với xây dựng từng gia đình, khu dân cư văn hóa, cộng đồng đoàn kết và khơi dậy các phong trào, hoạt động xã hội ở khu dân cư, thôn, xóm, nêu cao vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng để phối hợp với chính quyền triển khai thực hiện chính sách đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. [115, tr.2, 3]

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w