văn hóa tại huyện Hiệp Đức
3.2.1. Tăng cường phối hợp giữa các cấp chính quyền địa phương trong việc triển khai hiện chính sách phát triển gia đình văn hóa
Để cụ thể hóa chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), HĐND huyện tiếp tục xây dựng cơ chế, ban hành nhiều chính sách đặc thù đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn như các chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp; chính sách hỗ trợ ưu đãi cho hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại các địa phương để nâng cao thu nhập cho mỗi gia đình, ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng, phát triển GĐVH, đạt mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế nông nghiệp, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống người, phát triển GĐVH trên địa bàn huyện.
Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội về ý nghĩa, vai trò của công tác phối hợp ba môi trường cá nhân, gia đình và chính quyền địa phương trong việc quản lý, triển khai thực hiện chính sách phát triển GĐVH; xác định rõ trách nhiệm, quyền
hạn của các bên liên quan đến các lĩnh vực gia đình, văn hóa, xã hội, dân số kế hoạch hóa gia đình...; mọi người phải ý thức luôn sẵn sàng phối hợp, chủ động phối hợp mà không có thái độ trông chờ hay ỷ lại vào các ngành chuyên môn; qua đó tạo sự đồng thuận cao và huy động được sự tham gia chủ động, tích cực của toàn xã hội đối với thực hiện chính sách phát triển GĐVH trên địa bàn huyện.
Các cấp chính quyền, ban, ngành địa phương, các đoàn thể theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục quan tâm, phối hợp với các cơ quan chuyên môn đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa; tăng cường quản lý các hoạt động phong trào, dịch vụ văn hóa (quán game, trò chơi điện tử, hàng quán,…), tuyên truyền, giáo dục pháp luật an toàn giao thông, giáo dục phòng chống ma túy, các tệ nạn xã hội, ngăn chặn và hạn chế sự xâm nhập của văn hóa phẩm độc hại vào các địa phương.
Các cấp, các ngành xây dựng cơ chế giám sát, thực hiện công khai hóa các chương trình, dự án đầu tư, đặc biệt là nguồn lực tài chính, cơ chế thực thi chính sách, các chế độ liên quan thiết thực đến người dân địa phương, các chế độ liên quan đến người nghèo, đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, để người dân được biết và tham gia, bảo đảm nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện chính sách phát triển GĐVH trên địa bàn huyện, nhất là sự phối hợp giữa các ngành Văn hóa, Tư pháp, Nội vụ, Mặt trận, Ban dân vận, Ban vận động ĐSVH, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ, công chức văn hóa xã hội cấp xã….. trong công tác nắm tình hình, thường xuyên cập nhật các dữ liệu văn hóa, xã hội, dân số, GĐVH, Khu dân cư văn hóa; Kịp thời giải quyết các khiếu nại, tranh chấp trong nội bộ nhân dân; Hướng dẫn, thực hiện vận động, động viên, hòa giải các trường hợp mâu thuẫn của các thành viên trong gia đình, hạn chế mâu thuẫn kéo dài, bạo lực gia đình, phân biệt về giới, dân tộc, phong tục tập quán; Nâng cao chất lượng xây dựng GĐVH, đổi mới các cơ chế, chính sách phát triển GĐVH, Khu dân cư văn hóa…
Đề xuất nghiên cứu xây dựng Chương trình phối hợp giữa ngành Tư pháp, Văn hóa với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tập trung vào giám sát việc thực hiện pháp luật HN&GĐ, hòa giải ở cơ sở, bình đẳng giới, PCBLGĐ,
triển khai chính sách phát triển GĐVH trong đó quy định cụ thể các thiết chế để tăng cường tính thực thi, bảo đảm thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và có hiệu quả; chú trọng xây dựng kế hoạch, nội dung triển khai hàng năm; định kỳ sơ kết, tổng kết, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, có biện pháp động viên, khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện chính sách phát triển GĐVH.
Tiếp tục thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động giữa Phòng VHTT&TTTH với Hội LHPN huyện về "Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch" giai đoạn 2018 – 2022, hiện thực hóa được nhiều chỉ tiêu về xây dựng gia đình, phát triển GĐVH với một số nội dung như tiếp tục tổ chức các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quê hương. Đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và Lễ hội; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong các cấp hội, hội viên của Hội phụ nữ; Tăng cường các hoạt động Phòng chống bạo lực gia đình với nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với chủ đề hoạt động từng năm. Tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc và phát triển bền vững; Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình; Tổ chức các buổi sinh hoạt, sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đời sống gia đình cho cán bộ các cấp Hội, nhằm tạo dựng môi trường an toàn, tin cậy, yêu thương trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về thể dục thể thao cho cán bộ phụ trách công tác gia đình văn hóa, xã hội các cấp để tổ chức và đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao, phát triển GĐVH tại các địa phương. Xây dựng và phát triển các CLB thể dục, thể thao; Ban vận động, tuyên tuyền ở các thôn, xã về thực hiện chính sách phát triển GĐVH… Tích cực quảng bá mô hình GĐVH, Khu dân cư văn hóa, kiểu mẫu, góp phần nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong xây dựng, bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển bền vững du lịch quê hương Hiệp Đức.
Đối với công tác lãnh đạo, tổ chức, quản lý, phối hợp giữa các cấp chính quyền địa phương được xác định công tác thực hiện chính sách phát triển GĐVH là một nội dung quan trọng trong các kế hoạch, chương trình công tác thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Các chỉ tiêu xây dựng, phát triển GĐVH thuộc các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; Ưu tiên nguồn lực cho 03 xã vùng cao còn nhiều tập tục lạc hậu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chủ động phối hợp cùng với các cơ quan, ban ngành, địa phương tham mưu Huyện ủy, UBND huyện triển khai có hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; chuyển hướng đầu tư phát triển, tăng cho vay tín dụng ưu đãi, hỗ trợ có điều kiện, đầu tư cơ sở hạ tầng cho cộng đồng để phát triển kinh tế hộ gia đình; gắn giảm nghèo với các chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình, phát triển GDVH, giáo dục, y tế... tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn lực, trực tiếp tham gia, giám sát , công khai, dân chủ, phát huy tinh thần tự lực, tự cường và quyền làm chủ của đồng bào dân tộc thiểu số; khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại; chủ động tích cực vượt khó xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, chất lượng GĐVH tại các địa phương. [121, tr.15, 16, 17]
3.2.2. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện công vụ
Nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm kịp thời cập nhật chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; những phương thức quản lý, điều hành và tổ chức thực thi công vụ hiện đại, trang bị phương pháp tư duy lý luận... cho đội ngũ cán bộ, công chức, từ đó mỗi cán bộ, công chức xác định cách thức thực thi công vụ cho phù hợp.
Đổi mới chính sách tiền lương để tiền lương thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống cho cán bộ, công chức, người lao động và gia đình người hưởng lương; từ đó cán bộ, công chức có thể thực sự tâm huyết, cống hiến, yên tâm công tác, là động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc, góp phần
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
Quan tâm chăm lo củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực quản lý của cán bộ làm công tác văn hoá xã hội nói chung, công tác gia đình, văn hóa xã hội các cấp nói riêng. Chủ động vận dụng linh hoạt ngân sách nhà nước và tích cực huy động xã hội hóa để thực hiện chính sách phát triển GĐVH. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác đoàn thể, cán bộ làm công tác phát triển GĐVH, nhằm trang bị đầy đủ kiến thức xây dựng gia đình văn hóa trong đời sống xã hội hiện đại.
Chú trọng đào tạo, xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ gắn với dân chủ hóa trong đời sống kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, quan tâm đến đời sống người dân ở cơ sở, khắc phục tư tưởng xa dân, quan liêu và cục bộ. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức các ngành, các cấp có liên quan để có đủ khả năng và kiến thức hoạch định chính sách, quản lý và triển khai các chương trình phát triển GĐVH, Khu dân cư văn hóa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thực hiện hiệu quả các tiêu chí xây dựng NTM bền vững tại các địa phương.
Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức là một trong những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ. Vì vậy, cần tạo động lực để cán bộ, công chức được làm việc trong một môi trường công bằng, minh bạch; phát huy được năng lực, sở trường, qua đó có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, thực hiện hiệu quả chính sách phát triển GĐVH tại các địa phương trên địa bàn huyện.
Nêu cao vai trò của chính sách phát triển GĐVH có tác động lớn đến phát triển kinh tế, xã hội; Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ, văn hóa truyền thống gia đình cho cán bộ và nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên, người dân ở các vùng xa, vùng khó khăn. Bảo đảm quyền hưởng thụ các chính sách dân tộc, chính sách GĐVH và sáng tạo văn hóa của mỗi người dân và của cộng đồng. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, công chức thực thi công vụ, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng
sống, nghiệp vụ văn hóa, tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách, kế hoạch triển khai thực hiện đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác phát triển GĐVH giai đoạn hiện nay. [121, tr.18, 19]
3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về thực hiện chính sách phát triển gia đình văn hóa
Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”, huyện Hiệp Đức đã và đang tích cực triển khai việc xây dựng môi trường văn hóa, trọng tâm là văn hóa gia đình, tạo nền tảng xây dựng nhân cách con người Hiệp Đức phát triển toàn diện. Trong bối cảnh hội nhập văn hóa ngày càng sâu rộng ngày nay, việc đề cao xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là văn hóa ở cơ sở (bao gồm văn hóa gia đình, văn hóa học đường) là một việc làm thật có ý nghĩa trong việc định hướng xây dựng nhân cách con người Việt Nam nói chung, con người Hiệp Đức nói riêng.
Tiếp tục phát huy công tác tuyên truyền giáo dục về vai trò, vị trí của gia đình và công tác GĐVH, Khu dân cư văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ chính quyền, đoàn thể, mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với việc xây dựng GĐVH bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tích cực triển khai sâu rộng các luật và các văn bản quy phạm pháp luật về HN&GĐ, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình kết hợp với các chính sách dân số, an sinh xã hội.
Công tác vận động quần chúng, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về thực hiện chính sách phát triển GĐVH phải được coi là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của hệ thống chính trị các cấp, trong đó, cấp cơ sở có trách nhiệm chủ động, tự lực, trực tiếp thực hiện. Các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đẩy mạnh các phong trào hoạt động của quần chúng, các hoạt động văn hóa xã hội tại các khu dân cư và cử cán bộ tham gia các đội công tác phát động quần chúng, xây dựng chương trình kế hoạch phát triển, nhân rộng các GĐVH, Khu dân cư văn hóa. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán
bộ làm công tác vận động quần chúng, tuyên truyền pháp luật, chính sách GĐVH có tâm huyết, biết nghe dân nói, nói dân nghe, làm dân tin.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm tạo hiệu ứng tích cực nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các gia đình và cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình; ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi bạo lực gia đình, góp phần xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người trong xã hội.
Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về công tác gia đình, phát triển GĐVH, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ, trẻ em, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; ý nghĩa ngày Gia đình Việt Nam; các tiêu chí ứng xử trong gia đình, tiêu chí phát triển GĐVH; ý nghĩa của văn hóa ứng xử trong gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình để xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Tuyên truyền về hậu quả của bạo lực gia đình, các địa chỉ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; các gương điển hình tiêu biểu, mô hình PCBLGĐ, mô hình GĐVH, KDC văn hóa, kiểu mẫu tại cộng đồng đạt hiệu quả cao…
Tăng cường công tác truyền thông vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về vị trí, vai trò của gia đình, ý nghĩa của việc phát triển GĐVH trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; về chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến gia đình, văn hóa, KDC, cộng đồng xã hội; về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các gia đình, các cơ quan, những người thi hành công vụ liên quan đến chính sách phát triển GĐVH để bảo đảm, thúc đẩy việc thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác thực thi chính sách phát triển GĐVH, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng thành công các mục tiêu về chuẩn tiếp cận pháp luật, chuẩn các tiêu chí xây dựng NTM trên địa bàn huyện.