Nhân cách là kết quả của quá trình giáo dục và tự giáo dục

Một phần của tài liệu Vai tro cua nghe thuat (Trang 38 - 40)

Tư tưởng, nhận thức của đời trước luôn luôn có ảnh hưởng đến đời sau rất nhiều, đây là một dạng thức di truyền tinh thần. Trong quan hệ gia đình, những người đi trước luôn uốn nắn đời sau theo như mong muốn của mình, họ luôn mong mỏi rằng, con cháu đời sau của họ phải sống sau cho có ích cho xã hội, cho cộng đồng. Nhân

cách không chỉ là hành vi của xã hội hiện tồn mà nó còn là sản phẩm của toàn bộ lịch sử trước đó. Do đó, hành vi của con người không chỉ được quyết định bởi vai trò, địa vị xã hội của người đó mà nó còn được quyết định bởi trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu những giá trị văn hoá của đời trước để lại, kinh nghiệm sống cùng với cách giáo dục.

Giáo dục mang lại những yếu tố mà bẩm sinh di truyền tự nhiên không mang lại được, mỗi người khi sinh ra và lớn lên cần phải được học tập. Việc học tập của con người không chỉ dừng lại ở trường lớp, mà nó còn phải không ngừng được toi luyện hàng ngày, hàng giờ. Trong cuộc sống có rất nhiều thứ chúng ta cần phải học, nhân cách, tri thức của con người chỉ có thể hoàn thiện hơn chứ không thể hoàn thiện được, thế nên Lênin mới nói “Học, học nữa, học mãi”, giáo dục gia đình dạy cho ta những chuẩn mực đạo đức, lối sống, phong tục tạp quán, ... ,trường đời – thông qua giao tiếp xã hội cho chúng ta những tri thức, kinh nghiệm thực tế từ những hoạt động thực tiễn, giáo dục ở trường lớp cho chúng ta tri thức khoa học, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ. Những hình thức giáo dục điều có vai trò bù đắp lại sự thiếu sót mà mới sinh ra con người không thể có được.

Giáo dục là sự tác động của chủ thể giáo dục đến đối tượng tiếp nhận (cá nhân) qua nội dung và hình thức tiếp nhận, nội dung là cái mà chủ thể giáo dục muốn truyền đạt đến đối tượng tiếp nhận, còn hình thức là phương thức truyền đạt. Giáo dục vạch ra những mô thức nhân cách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đó là quá trình cá nhân tiếp thu những tinh hoa của nhân loại. Thông qua quá trình giáo dục, những hành vi và lối tư duy đúng được truyền đạt, ngược lại, những hành vi sai lệch sẽ được uốn nắn theo mô thức nhân cách của xã hội. Quá trình giáo dục là quá trình lâu dài, vận dụng nhiều phương pháp và kiến thức khác nhau, chính vì thế, nhân cách không ngừng được uốn nắn, chứa đựng những phẩm chất phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Để hoàn thiện bản thân, con người không ngừng tự vươn lên trong cuộc sống, tự học hỏi tìm tòi, tích lũ những kinh nghiệm, đó là quá trình tự giáo dục. Con người hoàn toàn có tính tự giác đối với hành vi của bản thân, tự ý thức và tham gia một cách tích cực vào các vấn đề của xã hội. Thông qua hoạt động thực tiễn, môi trường xã hội

là nhân tố tác động đến nhân cách, với đặc thù đa dạng của xã hội,con người không ngừng học tập, tiếp thu văn hóa, giao tiếp, … để làm phương tiện cho hoạt động, làm cho năng lực thích ứng của mỗi người tốt hơn, nhân cách có tính đa dạng hơn.

Sự giáo dục diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, xét đến cùng thì khi mới sinh ra nhân cách con người còn nhiều khiếm khuyết, do đó cần phải được bồi đắp thông qua quá trình giáo dục và tự giáo dục khi tham gia vào hoạt động xã hội. Quá trình giáo dục là quá trình lâu dài có sự chọn lọc, uốn nắn, và tự ý thức của bản thân cũng là nhân tố quyết định quá trình hình thành nhân cách.

Một phần của tài liệu Vai tro cua nghe thuat (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w