Những biến động của giáo dục tác động đến nhân cách người Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai tro cua nghe thuat (Trang 49 - 51)

Giáo dục từ lâu đã khẳng định được vai trò trong xã hội, giáo dục được xem là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sự hiểu biết của một người. Để giải thích, tranh luận hay nhận định một vấn đề thì người ta lại cho rằng “nhân bất học bất tri lý”, người không có học thức thật sự không được xã hội xem trọng, nhất là trong thời đại ngày nay.

Giáo dục và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, nếu một nền giáo dục phát triển thì sẽ tạo ra những con người có đủ tâm, đủ tầm cho xã hội. Ngược lại, một nền giáo dục kém phát triển, thối nát sẽ tạo ra những “con sâu bọ” tác hại đến xã hội. Về phương diện tác động trở lại của xã hội đối với giáo dục, nếu xã hội phát triển, tiến bộ thì phải có một nền giáo dục hiện đại xứng tầm.

Giáo dục không chỉ có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội mà nó còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nơi nuôi dưỡng mầm sóng của nhân cách. Giáo dục có ảnh hưởng đến nhân cách ngay từ khi mới hình thành nên phải “dạy con từ thuở còn thơ”, tâm hồn đứa trẻ như một trang giấy trắng, những ký tự, ký hiệu trên trang giấy đó theo thời gian xã hội sẽ tự khắc họa nên, mà giáo dục là một điển hình.

Vào thời kỳ phong kiến, Nho học được xem là hệ chuẩn để đào tạo và sử dụng quan lại. Muốn đỗ đạt ra làm quan, góp sức cho đất nước, không còn con đường nào khác là phải dùi mài kinh sử, thông thạo Tứ Thư, Ngũ Kinh. Đây là những bộ kinh

điển chứa đựng đạo trị quốc, trị gia, tu thân. Cho đến ngày nay dù không còn đóng vai trò chủ đạo nhưng thạt sự có ảnh hưởng rất lớn.

Qua quá trình phát triển của xã hội, người ta đã nhận ra được rằng, để phục vụ xã hội thì Nho học không thể đáp ứng được nhu cầu thời đại, giáo dục quốc dân đã đi đến việc cho ra đời hàng loạt các ngành chuyên môn nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, sau đó có một số ngành mới ra đời như: Công nghệ sinh hoc, điện nguyên tử, toán - tin, công tác xã hội, …

Trong quá trình hội nhập, yêu cầu về trình độ ngoại ngữ là hết sức cần thiết. Chương trình ngoại ngữ đã được đưa vào giảng dạy ngay bậc tiểu học đã làm thay đổi diện mạo kiến thức của những em học sinh. Các em có cơ hội để tìm hiểu cách sinh hoạt, giao tiếp của một số nước phương Tây, các em có thể hiểu biết một số nội dung quản cáo, nhãn hiệu bằng tiếng nước ngoài thay vì phải nhờ đến người lớn hiểu biết những nội dung đó, các em có thể giao tiếp với những người nước ngoài bằng ngoại ngữ. Những khả năng đó, giúp các em mạnh dạng hơn trong giao tiếp và trong công việc sau này.

Sự phát triển của giáo dục đã làm cho nhân cách con người cũng thay đổi theo. Việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đòi hỏi người học phải tích lũy được kiến thức được tào tạo nhằm phục vụ công việc, ngoài ra còn có những lượng kiến thức khác hỗ trợ công việc bắt buột người học phải tự tích lũy ngoài những giờ lên lớp. Để cùng lúc hoàn thành hàng loạt nhiệm vụ đặt ra, người học phải tự học rất nhiều, tốn nhiều công sức nghiên cứu, đòi hỏi phải có thái độ học tập thạt sự nghiêm túc. Trải qua được những thử thách đó, tri thức của người học đã nâng lên một tầm cao mới, sẵn sàng cho nhiệm vụ ở tương lai.

Một số người lại quan niệm rằng, giáo dục trong nước còn nhiều điểm chậm tiến bộ hơn các nước phát triển, đặc biệt là các nước phương Tây. Trong số họ đã cho con theo học ở các trường phương Tây mong tiếp thu được tinh hoa giáo dục của nước bạn. Qua quá trình học tập, những sinh viên du học thật sự đã học rất nhiều thứ, trong đó có lối tư duy và phong cách sống phương Tây. Có cách sống hiện đại hơn, cở mở

hơn, mạnh dạng hơn trong mọi vấn đề. Bên cạnh đó, một số sinh viên lại quay lưng, chê bai, bêu xấu giáo dục trong nước, quên lãng quê hương.

Một phần của tài liệu Vai tro cua nghe thuat (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w