Phát huy tinh thần sáng tạo của quần chúng

Một phần của tài liệu Vai tro cua nghe thuat (Trang 66 - 69)

Văn học nghệ thuật là nhu cầu thiết yếu của con người trong mọi xã hội, nó thể hiện trình độ phát triển chung của đất nước, là lĩnh vực sản xuất tinh thần tạo ra giá trị cao quý lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm giàu đẹp thêm cho cuộc sống con người.

Văn học nghệ thuật là bộ phận nhạy cảm đặc biệt, thể hiện khác vọng của con người hướng về chân, thiện, mỹ. Nó có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách, bản tính của các thế hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức, xây dựng con người mới. Trong điều kiện hiện nay, văn học nghệ thuật cần góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh để thực hiện quá trình dân chủ hóa mọi mặt đời sống đất nước, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Văn học nghệ thuật phải không ngừng nâng cao tính đảng, tính nhân dân, phát huy chức năng hiểu biết, khám phá, sáng tạo, nắm bắt nhạy bén hiện thực đang diễn biến, biểu dương cái mới, luôn biểu hiện nguyện vọng con người trong cuộc sống, cùng con người suy ngẫm cuộc sống và tương lai. Khẳng định các mầm non đang nảy sinh trong cuộc sống; phê phán không khoan nhượng các hiện tượng tiêu cực; tạo nên những điển hình sống về con người trung thực, dũng cảm, năng động, sáng tạo, xây dựng những tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, tác động sâu sắc tới nếp nghĩ, nếp sống, nâng cao giác ngộ xã hội chu nghĩa và trình độ thẩm mỹ của nhân dân, làm cho đời sống văn hóa của nhân dan luôn phong phú.

Nhiệm vụ chung của chúng ta hiện nay là xây dựng nền văn hóa Việt Nam theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Nên khái niệm “văn nghệ Việt Nam” là muốn nhấn mạnh sự phát huy cái hay, cái đẹp của văn nghệ dân tộc, xây dựng những tác phẩm đặc thù dân tộc Việt Nam cả về nội dung và tư tưởng cũng như hình thức biểu hiện, bao hàm trong dó cả tính chất dan tộc và hiện đại.

Còn nói văn nghệ Việt Nam “đi lên chủ nghĩa xã hội” là nói văn nghệ của ta phải đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.

Giải phóng tiềm năng sáng tạo là tư tưởng chủ đạo để phát triển văn nghệ hiện nay. Muốn thế, phải ban hành các chính sách nhằm đảm bảo cho văn nghệ sĩ có vai trò xã hội xứng đáng, tôn trọng tài năng và các tính sáng tạo của họ.

Hoạt động sáng tác văn nghệ yêu cầu được tự do, tất nhiên là tự do trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật mà nhà nước đã ban hành. Có tự do trong sáng tác văn nghệ mới tạo ra dượcd nhiều giá trị độc đáo, phong phú và đa dạng. Văn nghệ có phong phú, đa dạng mới phục vụ đường lối chính trị của Đảng được sâu sắc và hiệu quả cao. Như vậy, tự

do sáng tác là lẽ sống của văn nghệ, là điều kiện để làm nên những giá trị đích thực. Nhưng tự do sáng tác phải đi kèm với tự do phê bình. Người sáng tác cũng như người phê bình có ý thức làm chủ ngòi bút của mình, không ngừng rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp và chịu rách nhiệm trước nhân dân về công việc “sáng tác tự do” ấy.

Trách nhiệm của những người lãnh dạo và quản lý lĩnh vực văn hóa - văn nghệ là phải tạo ra những điều kiện vật chất cần thiết và bầu không khí tinh thần thuận lợi giúp giới sáng tác có thể cho ra đời những tác phẩm sâu sắc về tư tưởng, cao đẹp về nghệ thuật, góp phần làm phong phú kho tàng giá trị tinh thần của nhân dân. Đồng thời, phải thường xuyên quan tâm phát hiện và bồi dưỡng những tài năng đặc biệt, làm cho tài năng nghệ thuật trở thành tài sản chung của dan tộc và nói rộng ra là của loài người. Phát triển văn nghệ trước hết, phải nhằm vào các mục tiêu phục vụ trước mắt, đồng thời phải hướng tới caí lâu dài của chiều sâu tư tưởng và tầm xa của sự sáng tạo.

Đảng ta luôn khuyến khích các tác phẩm về công cuộc đổi mới thể hiện nổi bật những nhân tố tích cực trong xã hội, những nhân vật tiêu biểu của thời đại. Cổ vũ cái đúng, cái tốt, cái đẹp… phê phán những thói hư tật xấu, lên án cái ác, cái thấp hèn. Trong những năm gần đây, sự xuất hiện ngày một nhiều những tác phẩm trong các loại hình như: điện ảnh truyền hình, nhạc trẻ, sân khấu nhỏ, v.v… thông qua giao lưu giữa nghệ sĩ – tác phẩm – công chúng đã “không ngừng nâng cao thị hiếu thẩm mỹ và trình độ thưởng thức nhân cách của công chúng, đặc biệt quan tâm đến tầng lớp thanh niên, thiếu niên nhi đồng. Tạo điều kiện để nhân dân tham gia tích cực sáng tạo nghệ thuật và phê bình, được hưởng thụ ngày càng nhiều tác phẩm văn nghệ có giá trị…” (Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Ban tư tưởng văn hóa Thành ủy TP.Hồ Chí Minh, 1998, tr.18) .

Chính sách khuyến khích hoạt động sáng tạo nghệ thuật không chỉ là ở vấn đề đào tạo nhân tài, sử dụng nhân tài mà còn phải chú trọng đến việc đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức xã hội, của nhân dân đối với văn nghệ sĩ, các tổ chức hoạt động nghệ thuật của các cơ sở văn hóa quần chúng. Xây dựng môi trường rộng lớn đáp ứng nhu cầu hưởng thụ sáng tạo nghệ thuật của nhân dân. Sửa đổi chế độ nhuận bút cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay. Tiếp tục pháp lệnh giải thưởng Hồ Chí Minh, giải

thưởng Nhà nước dưới các hình thức khác nhau, khuyến khích đối với hoạt động lao động nghệ thuật của văn nghệ sĩ và của các phong trào văn hóa, nghệ thuật của nhân dân.

2.2.2. Giải pháp

Một phần của tài liệu Vai tro cua nghe thuat (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w