Những thách thức khi thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn KINH t ế vĩ mô đề tài TĂNG TRƯỞNG XANH của hàn QUỐC và bài học KINH NGHI m CHO VI t NAM (Trang 30 - 31)

1. Khó khăn trong việc ct gim khí thi.

Tổng lượng phát thải khí nhà kính của Hàn Quốc đã tăng 185.3 triệu tấn CO2 từ năm 2000 tới năm 2012 và đã tăng dần qua các năm. Xu thế này đã làm nảy sinh những hoài nghi về mức độ thành công của kế hoạch: “Xã hội Cacbon thấp”, cũng như đặt ra câu hỏi về việc liệu Hàn Quốc có thể tách rời tăng trưởng kinh tế với lượng phát thải nhà kính hay không. Điều này có thể lí giải bởi việc: sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, nền kinh tế đòi hỏi sự gia tăng nguồn thu nhập từ các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng. Bên cạnh đó, lĩnh vực phát triển và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ xanh chưa thực sự đạt được kì vọng do chính sách ưu đãi kém hiệu quả hay tính năng của sản phẩm chưa tạo sự thuyết phục đối với công chúng. Khi nhìn vào thị trường ô tô xanh của Hàn Quốc vào năm 2012, với giá thành cao, thời gian sạc điện lâu, khoảng cách di chuyển cũng như ít điểm sạc công cộng đã khiến cho doanh thu không cao và ít có khả năng mở rộng thị trường.

2. Địa phương còn phụ thuộc vào ngân sách trung ương

Chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư rất mạnh cho phát triển công nghệ xanh nói riêng cũng như chiến lược tăng trưởng xanh nói chung, đồng thời chính phủ đã phân bổ ngân sách, các khoản trợ cấp tới các địa phương, đặc biệt là một số trung tâm thành phố và đô thị lớn. Tuy nhiên, đây cũng chính là một trở ngại cho quá trình hướng tới tăng trưởng xanh của Hàn Quốc. Bởi lẽ, tại các địa phương với các điều kiện thực tế khác nhau, khả năng tự quyết, khả năng thích ứng kém với sự điều chỉnh ngân sách trung ương của chính quyền khiến cho hiệu quả của các kế hoạch, chiến lược không cao. Từ đó, chính quyền chưa phát huy hết khả năng trong quản trị, các địa phương lân cận, các vùng không có sự phối hợp chặt chẽ, vì vậy việc tối đa hóa các nguồn lực, những kiến thức và kinh nghiệm bị giới hạn nhiều.

3. “Lối sống xanh” chưa được phát huy tối đa trong dân cư

Một cuộc khảo sát toàn diện về tình hình thực hiện lối sống xanh trong năm 2011 và năm 2013 do KOSTAT thực hiện với khoảng 19.000 người độ tuổi trên 20 đã chỉ ra những nỗ lực

23

của người dân Hàn Quốc. Minh chứng điển hình cho điều đó là các hộ gia đình đã giảm thiểu tiêu thụ năng lượng trong gia đình, công chúng khi tham gia “giao thông xanh” đã quản lí nhu cầu đi lại ( giảm việc đi lại không cần thiết).Tuy nhiên, sự tham gia, đóng góp của người dân chưa có tính đồng bộ, diễn ra nhỏ lẻ và tự phát. Điều này xuất phát từ sự thiếu kiến thức và thiếu niềm tin ở công chúng. Với các sản phẩm công nghệ xanh: ô tô xanh, pin mặt trời hay điện thoại xanh, do chính phủ chưa quyết liệt trong việc quảng bá, làm truyền thông hay tuyên truyền giáo dục nên nhận thức của người dân về các sản phẩm này là chưa cao. Như vậy, các nhãn xanh chưa có cơ hội để tiếp cận cũng như thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Không những vậy, chính phủ không có các chương trình ưu đãi để thúc đẩy người dân tham gia vào các hoạt động xanh. Từ đó khiến nhiều người cho rằng việc thực hiện lối sống xanh trở nên không thuận tiện và tốn kém.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn KINH t ế vĩ mô đề tài TĂNG TRƯỞNG XANH của hàn QUỐC và bài học KINH NGHI m CHO VI t NAM (Trang 30 - 31)