II. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam
1. Chính phủ cần đặt mục tiêu giảm phát thải
Hướng tới một xã hội Cacbon thấp là cách thức hữu hiệu để giảm tác động của biến đổi khí hậu, bởi biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân làm chậm công cuộc phát triển kinh tế đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Để làm được điều này, mỗi quốc gia cần phải nhận thức đây là vấn đề toàn cầu và cần có sự hỗ trợ của nhiều nước trên thế giới. Trước hết, chính phủ cần thiết lập một nền tảng có hệ thống bao gồm việc thu thập và quản lí số liệu phát thải, qua đó hình thành nên một khung thể chế cũng như tạo sự gắn kết, đồng bộ giữa các ban ngành. Hệ thống cơ sở dữ liệu này có vai trò rất quan trọng bởi vì nó hỗ trợ chính phủ nắm bắt được thực trạng đang diễn ra, những dấu hiệu tích cực hay tiêu cực trong tương lai, đồng thời nó cũng là chiếc chìa khóa hữu hiệu để các nhà hoạch định chính sách đưa ra những giải pháp, chiến lược có hiệu quả nhất. Không những vậy, để việc cắt giảm phát thải là thành quả bền vững lâu dài, bên cạnh chính phủ thì các ngành đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân cần chủ động tự nguyện tham gia. Trước khi đưa ra những chiến lược Tăng trưởng xanh tổng quát, Chính phủ cần có sự hợp tác với ngành công nghiệp để họ giảm lượng phát thải nhà kính và đưa ra chương trình quản lí mục tiêu đảm bảo khu vực tư nhân sẽ chấp nhận khung pháp lí mới về tăng trưởng xanh. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu, Việt Nam không nên cùng một lúc triển khai nhiều kế hoạch mang tính nghiêm ngặt mà cần có thời gian cân nhắc tình hình trong nước cũng
24
Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 2021
như tham khảo mô hình của nước ngoài để phát huy tối đa nguồn lực, năng lực của đất nước. Hơn thế nữa, một cách làm hay để thúc đẩy quá trình trở thành một xã hội cacbon thấp chính là phổ biến công nghệ xanh, nó không chỉ giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng mà còn bền vững lâu dài.