Tập trung nguồn lực để đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn KINH t ế vĩ mô đề tài TĂNG TRƯỞNG XANH của hàn QUỐC và bài học KINH NGHI m CHO VI t NAM (Trang 32)

II. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam

2. Tập trung nguồn lực để đổi mới công nghệ

Đổi mới công nghệ không chỉ giúp xã hội tiến tới “không cacbon” mà còn giúp chính phủ giải quyết bài toán khó giữa lợi nhuận và bảo về môi trường. Khi áp dụng công nghệ tiến bộ, chi phí sản xuất hàng hóa dịch vụ được cắt giảm, nguồn lực được tối đa hóa và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, quốc gia trên thị trường được nâng cao. Đặc biệt, đối với Việt Nam – một quốc gia đang phát triển có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có phong phú, chúng ta càng cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ. Bởi lẽ nếu chúng ta phụ thuộc cũng như tác động xấu tới tài nguyên thiên nhiên thì tốc độ tăng trưởng kinh tế không bền vững, chất lượng cuộc sống không được đảm bảo và làm giảm vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Đối với Việt Nam, yếu tố quan trọng để đổi mới công nghệ thành công chính là nhân tố con người. Với lợi thế sẵn có là một đất nước giàu truyền thống hiếu học, Việt Nam cần tận dụng và đưa ra các chính sách, chiến lược để thu hút nhân tài, đào tạo và phát triển học sinh, sinh viên trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật. Bên cạnh đó, chúng ta nhận thấy rằng việc xây dựng các phòng, trung tâm thí nghiệm tại các trường đại học, khuyến khích học sinh sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, tạo cơ hội cho họ áp dụng thực tế là điều rất cần thiết. Vì năng lực nghiên cứu được nâng cao sẽ giúp ngành công nghiệp nói chung, các doanh nghiệp nói riêng tạo những bước tiến dài trong môi trường thương mại quốc tế đang cạnh tranh mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn KINH t ế vĩ mô đề tài TĂNG TRƯỞNG XANH của hàn QUỐC và bài học KINH NGHI m CHO VI t NAM (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w