Các bước thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở

Một phần của tài liệu luanvan_CaoThiThanhNga_2019_CSC (Trang 30 - 37)

1.3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở

Xây dựng các văn bản pháp luật

Các cấp, các ngành, chính quyền địa phương đã ban hành nhiều văn bản để xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở như Luật HGOCS năm 2013; Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HGOCS; Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN ngày 18/11/2014 của Chính phủ, UBTW MTTQ Việt Nam hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về HGOCS; Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác HGOCS

Bộ Tư pháp ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác hòa giải ở cơ sở.

25

HĐND, UBND tỉnh, thành phố ban hành các văn bản quy phạm, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác hòa giải ở cơ sở.

Củng cố, kiện toàn tổ chức các Tổ hòa giải ở cơ sở

Rà soát tổ chức Tổ hòa giải ở cơ sở: công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã đã chủ động tham mưu UBND hướng dẫn Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Tổ trưởng tổ hòa giải tiến hành rà soát số lượng tổ hòa giải; củng cố, kiện toàn tổ hòa giải.

Bầu bổ sung hòa giải viên: Việc bầu bổ sung hòa giải viên được tiến hành trong trường hợp số lượng HGV trong tổ hòa giải thiếu hoặc theo yêu cầu thực tế của công việc, cần bổ sung. Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã chủ động báo cáo với Chủ tịch UBND thông báo cho UBMTTQ xã chuẩn bị công tác lựa chọn, giới thiệu người, bầu bổ sung HGV và UBND cấp xã ra quyết định công nhận HGV.

Cho thôi hòa giải viên theo nguyện vọng của hòa giải viên; HGV không còn đáp ứng một trong các tiêu chuẩn theo quy định; Vi phạm nguyên tắc tổ chức, hoạt động HGOCS …

Thành lập tổ hòa giải mới

Theo quy định hiện hành, căn cứ đặc điểm, tình hình thực tiễn tại địa phương, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã cần tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định việc thành lập tổ hoà giải ở địa phương. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã phải thường xuyên phối hợp với Ban Công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, khu dân cư... rà soát, đánh giá nhu cầu thành lập mới tổ hoà giải tại địa bàn dân cư. Căn cứ vào kết quả rà soát, đánh giá, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã tổng hợp, đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thành lập mới tổ hòa giải.

Quy trình, thủ tục bầu hòa giải viên được quy định cụ thể tại Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN. Trên cơ sở kết quả bầu hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải [34, tr.3]

26

Các cấp, các ngành, chính quyền địa phương xác định công tác thực hiện chính sách HGOCS là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị theo hướng tổ chức Đảng tập trung lãnh đạo, chính quyền tích cực triển khai thực hiện, các đoàn thể và các cơ quan liên quan tích cực tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 nói chung và các văn bản pháp luật hướng dẫn về công tác HGOCS nói riêng, vận động nhân dân thực hiện đúng chủ trương, chính sách, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân, hợp tình, hợp lý, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Trong thời gian triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, các cấp chính quyền địa phương luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mọi cán bộ, công chức, cộng đồng dân cư tuyển chọn, đề cử những người có uy tín, phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng kết nối, chia sẻ, đồng cảm và có thể thuyết phục nhân dân chấp hành các chủ trương của Đảng, thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở, thực hiện hòa giải, hòa giải thành những tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và các khu dân cư, bảo đảm thực hiện đạt kế hoạch của các địa phương hàng năm về phát triển kinh tế xã hội gắn với ổn định đời sống nhân dân, ổn định an ninh, chính trị, xã hội.

Qua việc thực hiện công tác tuyên truyền đã tác động rất lớn đến tư tưởng, nhận thức của mọi cán bộ, công chức, người dân, cộng đồng xã hội, các Tổ hòa giải trong việc phối hợp, chấp hành, triển khai thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở đạt kết quả tốt. Nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thực tiễn áp dụng đúng đắn, tuân thủ triệt để pháp luật, thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở đã xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, khu dân cư kiểu mẫu, tiếp cận tốt các văn bản pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, góp phần triển kinh tế, xã hội, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định an ninh chính trị ở các địa phương, bảo đảm thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở đạt hiệu quả trong thực tiễn.

1.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở

Tổ chức thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở

Theo sự chỉ đạo của cơ quan tư pháp cấp trên, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã cần thường xuyên theo dõi, trực tiếp chỉ đạo, hướngdẫn hoạt động của Tổ hòa giải theo các quy định của pháp luật. Việc hướng dẫn trực tiếp được thực hiện

27

thông qua các hình thức như: họp trao đổi, rút kinh nghiệm; hướng dẫn bằng văn bản.

Bồi dưỡng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hòa giải cho hòa giải viên; cung cấp tài liệu nghiệp vụ cho Tổ hòa giải ở địa phương theo sự hướng dẫn của cơ quan Tư pháp cấp trên

- Định kỳ, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã theo dõi, nắm trình độ, năng lực thực tiễn, nhu cầu bồi dưỡng, tập huấn của đội ngũ hòa giải viên để tổng hợp báo cáo UBND cấp huyện có kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cụ thể, sát thực với tình hình thực tiễn của địa phương.

- Biên soạn, hỗ trợ tài liệu nghiệp vụ, tài liệu pháp luật cần thiết cho những người làm công tác hòa giải ở cơ sở như hòa giải viên, cá nhân có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư, trưởng thôn....

- Định kỳ tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải cho những người làm công tác hòa giải ở cơ sở. Cụ thể như sau:

Về nội dung bồi dưỡng, tập huấn bao gồm các nội dung sau: Đường lối, chính sách của Đảng; Pháp luật của Nhà nước, nhất là những kiến thức pháp luật liên quan thiết thực đến đời sống của người dân ở cơ sở; Kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở; kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở.

Về hình thức bồi dưỡng, tập huấn:

Việc bồi dưỡng cho các hòa giải viên được thực hiện thông qua các hình thức như: mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, tổ chức thi Hòa giải viên giỏi, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, qua đó góp phần nâng cao kỹ năng và giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở. Việc chuẩn bị một lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng cho hòa giải viên bao gồm các bước nhứ xác định cụ thể đối tượng của các lớp bồi dưỡng, tập huấn; Đánh giá nhu cầu của học viên; Xác định mục tiêu, yêu cầu của từng lớp bồi dưỡng; Xác định nội dung, chương trình bồi dưỡng trên cơ sở nhu cầu của học viên và hướng dẫn của cơ quan Tư pháp cấp trên, chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng; Lựa chọn tập huấn viên; Xây dựng chương trình làm việc của khóa bồi dưỡng, tập huấn; Quản lý lớp bồi dưỡng.

28

Cuối khóa bồi dưỡng, tập huấn, Ban tổ chức có thể trao cho các học viên Giấy chứng nhận đã tham dự khóa bồi dưỡng, tập huấn[34, tr.4, 5]

1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc về thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở

* Hoạt động tự kiểm tra tại cấp xã

Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã cần tham mưu giúp Chủ tịch UBND xã phối hợp với UBMTTQ cấp xã thường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động của Tổ hòa giải, hòa giải viên và tổ trưởng Tổ hòa giải để nắm tình hình, phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, hoạt động của các tổ hoà giải và hoà giải viên; đề xuất với cơ quan Tư pháp cấp trên các biện pháp giải quyết.

Nội dung kiểm tra: Việc kiểm tra thường xuyên giúp cho công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã nắm được tình hình, kết quả tổ chức, hoạt động của các tổ hoà giải và hòa giải viên, kịp thời động viên, khuyến khích tổ chức, cá nhân có cách làm hay, hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế; phát hiện và chấn chỉnh những sai sót, bất cập trong thực tiễn hoạt động hoà giải ở cơ sở. Qua đó rút kinh nghiệm, bảo đảm cho sự chỉ đạo, hướng dẫn công tác được sát hợp.

Hình thức kiểm tra: Việc kiểm tra có thể tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, như: kiểm tra theo kế hoạch định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra thông qua chế độ báo cáo, thống kê của các Tổ hoà giải.

* Kiểm tra của cơ quan trung ương và địa phương

Kiểm tra của cơ quan trung ương

Để nắm bắt thông tin, đánh giá kết quả thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở; phát hiện những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở để hướng dẫn tháo gỡ kịp thời, qua đó nâng cao hơn nữa chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở và phục vụ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế về hòa giải ở cơ sở; tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, hàng năm Bộ Tư pháp đều chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội liên quan thành lập

29

đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra trực tiếp tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được lựa chọn.

Kiểm tra của địa phương

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung kiểm tra theo các kế hoạch kiểm tra hàng năm do Bộ Tư pháp ban hành, Sở Tư pháp chủ động tham mưu Ủy ban nhân nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức tự kiểm tra tình hình thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn.

Thanh tra, kiểm tra để tìm ra những địa phương, cá nhân điển hình, thực hiện, áp dụng pháp luật hòa giải ở cơ sở đạt kết quả; phát hiện các địa phương, các ngành, cộng đồng dân cư chưa chỉ đạo sát sao và giám sát chặt chẽ việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết, xây dựng đời sống mới, bảo đảm mọi người đều được ấm no, hạnh phúc, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân tại các địa phương [34, tr.6]

1.3.5. Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở

Việc sơ kết, tổng kết công tác hoà giải ở cơ sở giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước định kỳ nắm được tình hình, kết quả của công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn, thấy rõ được ưu điểm, nhược điểm trong công tác hòa giải, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, để từ đó có biện pháp khắc phục thích hợp. Đặc biệt, sơ kết, tổng kết còn là dịp để trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải giữa các hòa giải viên. Việc sơ kết, tổng kết công tác hòa giải ở cơ sở cần đi vào thực chất, tránh hình thức, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, thiết thực.

Việc tổ chức sơ kết, tổng kết được tiến hành định kỳ, tuỳ theo tình hình cụ thể của địa phương và có thể tiến hành theo hình thức hội nghị, giao ban chuyên đề hoặc tổ chức lồng ghép trong sơ kết, tổng kết công tác tư pháp ở địa phương. Công chức tư pháp các cấp cần tham mưu giúp Chủ tịch UBND cùng cấp phối hợp với UBMTTQ cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận chuẩn bị kỹ nội dung và kinh phí phục vụ cho hoạt động sơ kết, tổng kết.

Trên cơ sở đó, các địa phương thực hiện khen thưởng trong công tác hoà giải ở cơ sở để động viên, khuyến khích các Tổ hoà giải và HGV tham gia tích cực vào công tác hoà giải. Vì đối tượng tham gia HGOCS là những người tự nguyện,

30

không vì lợi ích kinh tế, họ thường là những người đang công tác ở cơ sở hoặc những người đã cao tuổi, về nghỉ hưu; giá trị tinh thần đối với họ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, kết hợp hài hoà giữa việc thưởng về vật chất, khen về tinh thần để khuyến khích người được khen thưởng và người chưa được khen thưởng. Căn cứ hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan Tư pháp cấp trên, cần cụ thể hoá những điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể để khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở địa phương [34, tr.7].

Tiểu kết chương 1

Từ những cơ sở lý luận về thực hiện chính sách HGOCS; phân tích đặc điểm, tình hình, ý nghĩa vai trò của việc thực hiện chính sách HGOCS; Các bước thực hiện chính sách HGOCS; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách HGOCS và một số kinh nghiệm ở một số địa phương cho thấy vai trò của Tổ hòa giải, HGV, các chủ thể thực hiện, việc ban hành văn bản pháp luật, các bước thực hiện chính sách HGOCS là hết sức cần thiết. Những cơ sở lý luận và khung lý thuyết về thực hiện chính sách HGOCS tại chương 1 thể hiện sự nhất quán chủ trương của Đảng và pháp luật về công tác hòa giải, qua đó các cấp, các ngành, chính quyền địa phương triển khai thực hiện chính sách HGOCS tại các địa phương, là cơ sở để nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách HGOCS trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam tại Chương 2 của Luận văn.

31

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu luanvan_CaoThiThanhNga_2019_CSC (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)