Điều kiện kinh tế xã hội tác động đến thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở

Một phần của tài liệu luanvan_CaoThiThanhNga_2019_CSC (Trang 37 - 45)

giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Quế Sơn là huyện trung du của tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 257,46 km2, nằm cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 30 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Phía Bắc giáp huyện Duy Xuyên, phía Nam giáp huyện Hiệp Đức, phía Đông giáp huyện Thăng Bình, phía Tây giáp huyện Nông Sơn. Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính, bao gồm các xã: Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú, Hương An, Quế Mỹ (sáp nhập từ xã Quế Cường và Phú Thọ năm 2020), Quế Thuận, Quế Hiệp, Quế Châu, Quế Minh, Quế An, Quế Long, Quế Phong và thị trấn Đông Phú. Theo Chi Cục Thống kê huyện Quế Sơn, số hộ dân cư và cơ cấu dân cư như sau: Thành thị: 9,32%, Nông thôn: 90,68%.

Hệ thống giao thông: Đường Quốc lộ 1A, chạy qua địa bàn huyện có chiều dài là 8,5km qua địa phận các xã: Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú, Hương An. Đường ĐT chạy qua địa bàn huyện có 02 tuyến: ĐT 611A và ĐT 611B, có tổng chiều dài tuyến 37,5 km, trong đó: có 22km bê tông nhựa và 15,5km thâm nhập nhựa. Đường ĐH: toàn huyện có 18 tuyến ĐH, với tổng chiều dài: 119,29 km. Đường ĐX và đường nội thị: có 65 tuyến, với tổng chiều dài: 113,3km. Đường Dân sinh (thôn, xóm) có tổng chiều dài: 393,66 km.

Trên địa bàn huyện có 02 hệ thống sông chính đó là: Sông Ly Ly và Sông Bà Rén. Ngoài 02 hệ thống sông chính trên còn có nhiều hệ thống sông, suối nhỏ khác.

Có các hệ thống kênh kéo dài: Kênh Phú Ninh; Kênh Hồ Việt An… ; có các hồ chứa nước như hồ: Suối Tiên, Cây Thông, Hố Giang, An Long, Hố Giếng, Đập Vũng Tôm, Suối Tiên, đập Đá Chồng-Quế Xuân 2,… các hồ chứa này có dung tích và quy mô chứa từ: 0,3-6,5 triệu m3 và các hồ này phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn huyện.

32

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Quế Sơn

Địa hình Quế Sơn có trên 60% diện tích là vùng đồi núi, phía Tây có các dãy núi cao như: Yang - Brai (1.143 m), Bàn Cờ (1.037 m), Hòn Tàu - Đèo Le (953 m)... Vùng đồng bằng nhỏ hẹp ở phía Đông và xen kẽ giữa các khu vực đồi gò. Phân theo 3 dạng địa hình:

- Địa hình đồi núi cao: Tập trung ở phía Tây, chiếm trên 60% tổng diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình 500-1000 m.

- Địa hình gò đồi: Là vùng tiếp giáp giữa núi cao và vùng đồng bằng, độ cao trung bình 50-150 m. Phân bố chủ yếu ở vùng trung, diện tích chiếm khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên.

- Vùng đồng bằng: Tập trung ở phía Đông và xen kẽ giữa các vùng gò đồi. Nhìn chung, địa hình huyện Quế Sơn phân bố thấp dần từ Tây sang Đông, trong đó hơn 60% địa hình đồi núi cao.

33

Điều kiện tự nhiên tập trung tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, góp phần nâng cao giá trí tinh thần cho sinh hoạt giáo dân và hoạt động của các cơ sở tôn giáo, song do tính chất đa dạng của chính sách tôn giáo, loại hình tôn giáo, giáo phái nên việc thực hiện chính sách tôn giáo cũng có những khó khăn nhất định [84, tr.1, 2].

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

Tổng giá trị sản xuất năm 2019 (theo so sánh năm 2010) ước đạt 5.117,116 tỷ đồng tăng 12,81% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó Nông lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 755,066 tỷ đồng tăng 2,90% so với năm 2018; Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp- Xây dựng ước đạt 2.382,00 tỷ đồng tăng 17,92 % so với năm 2018; Thương mại dịch vụ ước đạt 1.980,05 tỷ đồng tăng 11,24% so với cùng kỳ năm trước; năm 2020 tổng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 105,956 tỷ đồng, do tình hình Covid nên hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất trên địa bàn huyện ảnh hưởng, đa số các doanh nghiệp đều tạm ngừng hoạt động hoặc giảm sản lượng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo số liệu điều tra của Chi Cục Thống kê huyện Quế Sơn, dân số huyện Quế Sơn năm 2019 là 81.186 người.Trong đó, khu vực nông thôn có 73.623 người, chiếm 90,68%, khu vực thành thị có 7.563 người chiếm 9,32%. Mật độ dân số chung toàn huyện là 315 người/km2 (cao nhất là xã Quế Xuân 1 với 948 người/km2, thấp nhất là xã Quế Hiệp với 99 người/km2). Dân số là nữ có 42.123 người, chiếm khoảng 51,88%, số dân là nam có 39.063 người, chiếm khoảng 48,12%.

Trên địa bàn huyện có các thắng cảnh đã và đang kêu gọi thu hút đầu tư: Khu du lịch sinh thái Suối Tiên (Quế Hiệp), Khu du lịch sinh thái Suối Nước Mát- Đèo Le (Quế Long), Hồ Giang (Quế Long), Vũng nước nóng Bàn Thạch (Quế Phong). Đến nay đã có một nhà đầu tư vào đầu tư Khu du lịch sinh thái Suối Nước Mát-Đèo Le. Có các khu di tích lịch sử: Tượng đài chiến thắng Cấm Dơi, Đền Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ huyện…, bình quân hằng năm lượng khách đến tham quan các điểm du lịch trên địa bàn huyện ước khoảng 05-07 ngàn lượt người.

34

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao nhưng khá vững chắc. Cơ cấu kinh tế khá hợp lý (nông nghiệp: 30%, phi nông nghiệp: 70%) và đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Các cơ sở kinh tế công nghiệp, dịch vụ và hệ thống đô thị, trung tâm xã, thị tứ phân bố đồng đều phát huy lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật, xã hội để trở thành hạt nhân phát triển cho khu vực,...Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế: quy mô nền kinh tế nhỏ, các nguồn lực đầu tư phát triển còn yếu, kết cấu hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, trình độ và quy mô sản xuất, kinh doanh còn thấp bé,…

UBND huyện Quế Sơn chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, ban ngành đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ các công trình mới, xây dựng kế hoạch thi công đảm bảo tiến độ; triển khai thi công các tuyến đường ĐH 2, ĐH 9, ĐH 11, ĐH 14, ĐH 16, ĐH 20, ĐH 28... Thực hiện tốt công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, chuyển mục đích... theo đúng quy định, kế hoạch đề ra. Tham mưu đề xuất Huyện ủy ban hành chương trình công tác, chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa của Huyện ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm soát chặt chẽ đối với các trường hợp người nước cư trú, làm việc trên địa bàn huyện, người địa phương về từ vùng dịch; thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, công tác bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử; giải quyết đầy đủ, kịp thời chế độ đối với các gia đình chính sách, các đối tượng bảo trợ xã hội, thực hỗ trợ nhà ở cho người có công cách mạng trên địa bàn huyện, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Bằng tinh thần và nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân gắn với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng trên địa bàn, đến nay công tác triển khai thực hiện chính sách HGOCS tại các địa phương trên địa bàn huyện đã có nhiều nét nổi bật. Bảo đảm trong việc chấp hành nghiêm điều lệ hoạt động của các Tổ hòa giải, tiêu chuẩn bầu HGV và các quy định của pháp luật về thực hiện công tác HGOCS, từng bước kiện toàn đội ngũ HGV.

Các địa phương trên địa bàn huyện tích cực triển khai thực hiện chính HGOCS và các mục tiêu kinh tế, xã hội để lập thành tích chào mừng chuẩn bị tổ

35

chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; giải quyết kịp thời, thỏa đáng các kiến nghị, bức xúc của nhân dân, không để xảy ra khiếu kiện đông người, kéo dài, phát sinh phức tạp tại các địa phương [84, tr.3, 4].

2.1.3. Phong tục tập quán

Quế Sơn là một huyện còn nhiều khó khăn lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội từ một xuất phát điểm thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân, thực hiện chính sách HGOCS; Chính điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, sự phát triển chênh lệch giữa các xã, thị trấn trong huyện và giữa huyện với các địa phương khác của tỉnh đã tác động nhiều đến công tác HGOCS trên địa bàn huyện.

Các cấp chính quyền, đã xây dựng chiến lược, từng bước phát triển, chăm lo giải quyết các vấn đề xã hội, tiếp nhận, tuyên truyền, phát động phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới, khu dân cư kiểu mẫu không có tệ nạn xã hội, khiếu nại vượt cấp, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xóa đói giảm nghèo, đời sống nông dân và diện mạo nông thôn đã và đang có những thay đổi căn bản. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở không ngừng được củng cố, kiện toàn, phát huy tốt vai trò và hiệu quả hoạt động.

Huyện Quế Sơn với những ưu thế, lợi điểm để phục vụ cho phát triển dịch vụ du lịch. Quế Sơn được thiên nhiên ban tặng những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Suối Tiên, Suối Nước Mát - Đèo Le, Hòn Kẽm Đá Dừng, làng quê Đại Bình, nước nóng Tây Viên… Là huyện có bề dày lịch sử, văn hoá, có các ngành nghề truyền thống phục vụ du lịch như nghề nón lá, mây tre đan, trồng dâu nuôi tằm, mỹ nghệ trầm hương, phở sắn… Với những lợi thế trong điều kiện tự nhiên, phát triển du lịch, thương mại đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận với các dịch vụ văn hóa, y tế, thay đổi cách sống mới hiện đại, văn minh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

36

Phong tục tập quán gắn liền với cuộc sống người dân tại địa phương, với truyền thống quê hương, dân tộc, khi đời sống người dân được nâng lên, nhận thức pháp luật, lẽ sống, quan niệm sống cũng hiện đại hơn sẽ giảm bớt những mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu nại. Thực tiễn cho thấy đời sống tinh thần của đa số nhân dân còn nghèo, công tác thông tin tuyên tuyền, các công trình phục vụ văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, khu dân cư, khu vui chơi giải trí chưa đảm bảo với nhu cầu sinh hoạt của nhân dân tại các địa phương. Xuất phát điểm từ đó nên khi triển khai các chính sách HGOCS sẽ tác động rất lớn đến đời sống nhân dân, đến phong tục tập quán địa phương; yếu tố phong tục tập quán sẽ tác động ngược lại đối với việc thực hiện chính sách HGOCS tại các thôn, khu dân cư. Chính vì vậy, các cấp chính quyền địa phương cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn, cộng đồng xã hội, khu dân cư, các Tổ hòa giải, HGV có những giải pháp phù hợp vừa bảo đảm phát triển kinh tế, an ninh chính trị, an toàn xã hội, vừa bảo đảm gìn giữ văn hóa truyền thống, lịch sử cách mạng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đời sống văn hóa mới và phong tục tập quán của người dân trên địa bàn huyện.

Xuất phát từ chủ trương chung trên địa bàn huyện, Huyện ủy, UBND huyện, UBMTTQVN huyện, Ban dân vận Huyện ủy huyện Quế Sơn đã quán triệt, hướng dẫn đến Phòng Tư pháp, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp và các cơ quan, ban ngành liên quan, UBND các xã về công tác văn hóa, văn nghệ, xây dựng đời sống văn hóa mới, thực hiện chính sách HGOCS hàng năm và các hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng dân cư, sinh hoạt Tổ hòa giải. Qua đó, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, phong tục tập quán tốt đẹp, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, gây chia rẻ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tổ chức khiếu nại, biểu tình đông người, vượt cấp và bảo đảm thực hiện chính sách HGOCS cho mọi tầng lớp nhân dân, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, truyền thống quê hương, phong tục tập quán hiện đại, văn minh qua đó giáo dục đạo đức, lối sống, xây dựng phong tục tập quán tốt đẹp, người dân hòa thuận, khu dân cư đoàn kết, mọi gia đình ấm no hành phúc, xây dựng đời sống văn hóa mới, tăng cường vai trò của công tác HGOCS, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững tại các địa phương [38, tr.1, 2].

37

Trong những năm qua UBND tỉnh, huyện, Sở Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan liên quan, Uỷ ban MTTQVN huyện, Phòng Tư pháp huyện, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật huyện và chính quyền địa phương các xã, thị trấn trong việc quan tâm kinh phí, hỗ trợ, tạo điều kiện về kiện toàn Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật, các Tổ hòa giải ở các địa phương để tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức và mọi tầng lớp nhân, nâng cao vai trò của các HGV trong việc thực hiện công tác HGOCS, góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới, đáp ứng được yêu cầu mọi người dân đều được tiếp cận pháp luật, các dịch vụ đời sống hiện đại, văn minh, đoàn kết trong từng khu dân cư.

Các cấp, các ngành, các cấp chính quyền địa phương xác định thực hiện các chính sách, phát triển kinh tế, thực hiện công tác hòa giải, thực hiện chính sách HGOCS phải đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, tạo được sự bình đẳng, công bằng, tôn trọng ý kiến của các bên tham gia hòa giải; đảm bảo các hoạt động HGOCS phải kết hợp phát triển kinh tế – xã hội gắn với an sinh, đoàn kết dân tộc; đồng thời bảo đảm nguyên tắc hoạt động của các Tổ hòa giải, HGV và quy định của pháp luật, qua đó tạo được sự đồng thuận của các cấp chính quyền với nhân dân và nhân dân, khu dân cư với các chủ trương phát triển kinh tế, thực hiện hiệu quả chính sách HGOCS tại các địa phương.

Thực tiễn các địa phương, chủ thể thực hiện chính sách trong quá trình quản lý, triển khai, hướng dẫn thực hiện sẽ tiếp cận kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp trong mọi quan hệ xã hội, làng xã, khu dân cư, những phản ánh, ý kiến, nguyện vọng của từng người dân, các cán bộ, công chức thực thi công vụ, các Tổ hòa giải, HGV mới biết được chính sách có đúng, phù hợp, và phương cách áp dụng pháp luật, kỹ năng hòa giải có hợp lòng dân, có hài hòa giữa các bên có mâu thuẫn, tranh chấp, có đảm bảo phát triển kinh tế gắn với nâng cao đời sống tinh thần, an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Đó là cơ sở để đánh giá kết quả thực sự trong quá trình thực hiện chính sách HGOCS. Việc ban hành chủ trương, triển khai chính sách vào thực tiễn cuộc sống là một quá trình phức tạp, vừa có lý có tình, phù hợp với phong tục tập quán, lối sống địa phương, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, đồng thời cũng nhạy cảm, ảnh hưởng một phần đến quyền lợi, lợi ích giữa các

38

bên tranh chấp mâu thuẫn, giúp các chủ thể thực hiện chính sách, tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu luanvan_CaoThiThanhNga_2019_CSC (Trang 37 - 45)