Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở trên địa bàn

Một phần của tài liệu luanvan_CaoThiThanhNga_2019_CSC (Trang 78 - 98)

trên địa bàn huyện Quế Sơn

3.2.1. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở

73

Tăng cường vai trò đầu mối tham mưu, phối hợp của cơ quan thường trực Phòng Tư pháp huyện, Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp, tổ chức pháp chế, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách HGOCS.

Trên cơ sở chủ trương, quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của Đảng, nội dung, tinh thần của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về công tác HGOCS; bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tư pháp hàng năm và nhiệm vụ chính trị của từng ngành, đoàn thể, địa phương.để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ, thực hiện công tác HGOCS phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn và lĩnh vực bằng những nội dung thiết thực, dễ triển khai, có trọng tâm, trọng điểm và đảm bảo chất lượng về công tác quản lý nhà nước, hoạt động HGOCS đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách HGOCS lồng ghép triển khai có hiệu quả các văn bản của Ban Bí thư Trung ương Đảng về về công tác hòa giải, phổ biến giáo dục pháp luật có liên quan như Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003, Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011; Luật phổ biến giáo dục pháp luật; Luật HGOCS và các văn bản hướng dẫn thi hành; các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiếp cận pháp luật, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước; các Điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên; các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp hàng năm.

Rà soát, củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của tổ hòa giải, đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật cơ sở qua đó tham mưu chính quyền địa phương tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật mới, kỹ năng nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác tuyên truyền, HGOCS, đáp ứng được yêu cầu công tác hòa giải trong giai đoạn hiện nay.

3.2.2. Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về vai trò của việc thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải cơ sở, Huyện ủy, UBND huyện phải thường xuyên xây dựng cơ chế, chính sách, thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn và yêu cầu cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu các cấp, các ngành tăng cường thực hiện tốt sự lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và triển khai tổ chức thực hiện

74

nghiêm túc các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đối với vị trí, vai trò của công tác HGOCS; duy trì thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát; quan tâm chỉ đạo kiện toàn, củng cố tổ chức.

Nâng cao nhận thức xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của thực hiện pháp luật về hòa giải nói chung, HGOCS nói riêng. Để nâng cao nhận thức của xã hội về hòa giải, trước tiên, các cấp ủy, tổ chức Đảng cần dành sự quan tâm đúng mức hơn cho hoạt động này, chỉ đạo, lãnh đạo thường xuyên, sát sao cơ quan tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác hòa giải. Các đảng viên cần thể hiện vai trò chủ động, gương mẫu của mình trong việc thực hiện pháp luật về hòa giải.

Cần tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp, gắn hoạt động hòa giải với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Thực hiện đầy đủ quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở, trong đó xác định phải phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác HGOCS; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia quản lý nhà nước về HGOCS; vận động tổ chức, cá nhân chấp hành pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về HGOCS.

Từng bước kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên để kiện toàn; phát huy vai trò chủ động phối hợp với ngành tòa án trong việc triển khai, hướng dẫn thực hiện thủ tục đề nghị Tòa án nhân dân công nhận kết quả hòa giải thành công ở cơ sở theo quy định. Các thành viên trong tổ hòa giải phải xác định vụ việc nào thuộc phạm vi hòa giải, vụ việc nào phải đưa ra giải quyết ở chính quyền, pháp luật. Các HGV phải có thái độ khách quan vô tư khi nhìn nhận sự việc; đồng thời vận dụng khéo léo uy tín, mối quan hệ tình cảm hàng xóm láng giềng để khuyên nhủ, hóa giải tranh chấp, mâu thuẫn. Với những kiến thức, nghiệp vụ trong quá trình thực hiện, các HGV có thể tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân phát sinh vụ việc để tìm ra hướng giải quyết trọn tình, vẹn lý cho cả hai bên.

Các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện việc sơ kết, tổng kết đánh giá ưu điểm, hạn chế, khen thưởng và nhân rộng mô hình mới, cách làm hay trong công tác HGOCS để các Tổ hòa giải cùng học tập, trao đổi kinh nghiệm và kịp thời biểu

75

dương, khen thưởng để các hòa giải viên luôn cố gắng nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo trong thực hiện công tác HGOCS.

Huy động sự tham gia, phối hợp tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và công tác hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn ở cơ sở. Kế hoạch thực hiện chính sách HGOCS bám sát nội dung, yêu cầu của các văn bản pháp luật, các Kế hoạch, Chương trình trọng tâm của UBND tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, HGOCS trên địa bàn huyện để kịp thời triển khai thực hiện, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thực hiện chính sách HGOCS trong giai đoạn hiện nay.

Trong công tác HGOCS, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, phát huy vai trò của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân ngay tại các địa phương. HĐND các cấp, cơ quan có thẩm quyền tiếp tục quan tâm bố trí kinh phí cho công tác hòa giải theo đúng quy định tại Thông tư số 100/2014/TTLT-BTC-BTP, ngày 30/7/2014 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động HGOCS; phấn đấu tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn huyện đạt trên 95% nhằm hạn chế khiếu nại, tố cáo vượt cấp, mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài ....

Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền về tác dụng của hòa giải cho nhân dân, thiết thực nhất là thông qua các vụ việc phức tạp, gay cấn nhưng đã hòa giải thành ngay trên địa bàn để người dân tin tưởng và ủng hộ các tổ hòa giải hoạt động. Khi đó họ sẽ tìm đến tổ hòa giải và hòa giải viên khi có tranh chấp, mâu thuẫn, xích mích xảy ra trong gia đình hay trong thôn, xóm.

3.2.3. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở

UBMTTQ Việt Nam các cấp tiếp tục chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thực hiện công tác HGOCS. UBMTTQ Việt Nam và các thành viên của Mặt trận phối hợp với cơ quan tư pháp cùng cấp tăng cường công

76

tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác HGOCS đến khu dân cư. Đồng thời lồng ghép tuyên truyền pháp luật HGOCS trong các hội nghị Ủy ban, hội nghị giao ban định kỳ, hội nghị gặp mặt các Tổ hòa giải, HGV, già làng, thôn trưởng, người có uy tín trong cộng đồng dân cư; lồng ghép trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đồng thời, đưa kết quả thực hiện công tác HGCS thành một tiêu chí đánh giá thực hiện cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước.

Phòng Tư pháp huyện thường xuyên tham mưu UBND huyện, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật huyện và phối hợp với UBND các xã tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho các Tổ hòa giải, HGV được thực hiện thông qua các hội nghị tập huấn chuyên đề, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm, các hội nghị sơ kết, tổng kết công tác hòa giải hàng năm... cũng như quan tâm cấp phát các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống thiết thực của nhân dân trong địa bàn dân cư như: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự…. Đồng thời tham mưu UBND huyện thực hiện biên soạn các bộ tài liệu, các nội dung liên quan thiết thực đến đời sống nhân dân ở các địa phương để nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách HGOCS trên địa bàn huyện trong thời gian đến.

Tổ chức tốt các hội thi tìm hiểu về Luật Hòa giải ở cơ sở, các mô hình, cách làm hay trong công tác HGOCS. Qua đó, tạo điều kiện để các cán bộ, công chức thực thi công vụ, các Tổ hòa giải, HGV có cơ hội được tham gia sinh hoạt pháp luật sâu rộng tại cộng đồng dân cư, giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải cơ sở, đồng thời biểu dương và tôn vinh những điển hình xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở, nêu gương các mô hình, phương pháp HGOCS đã được áp dụng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác HGOCS trên địa bàn huyện.

Các cấp, các ngành phải xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò quan trọng đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chính sách HGOCS đến với người dân, được triển khai với nhiều hình thức tuyên truyền như tuyên truyền qua các buổi tập huấn, phổ biến các quy định

77

mới cho người dân, cán bộ, nhân viên tại các cuộc họp khu phố, khu dân cư, cơ quan, tuyên truyền thông qua các Tổ Hòa giải, HGV, tủ sách pháp luật… Đó là cầu nối đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, Phòng Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện phải xây dựng kế hoạch, đổi mới trong chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện HGOCS gắn với tuyên truyền pháp luật phù hợp với đối tượng, nhu cầu, lứa tuổi, đặc trưng vùng miền, nghề nghiệp và tình hình thực tiễn địa phương. Nội dung pháp luật được tập trung tuyên truyền, phổ biến bám sát các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, gắn với thực hiện cuộc sống người dân, xây dựng cơ chế chính sách xã hội hóa, thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia công tác HGOCS, thực hiện tuyên truyền pháp luật theo chủ đề công tác năm; công tác giải phóng mặt bằng, chính sách pháp luật về đất đai; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng nông thôn mới, xây dựng hương ước, quy ước, chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở...

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, xã thực hiện phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, Tòa án nhân dân cấp huyện thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật về chính sách pháp luật, HGOCS, thực hiện thông qua hoạt động xét xử lưu động của Tòa án; xây dựng các buổi tuyên truyền thông qua diễn án, các tiểu phẩm kịch về các mâu thuận, tranh chấp ở cơ sở. Hàng năm, ngành Tòa án đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức xét xử lưu động các vụ án điển hình tại những địa bàn nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi người phạm tội cư trú nhằm răn đe đối tượng phạm tội và phòng ngừa chung trong xã hội. Từ các hình thức tuyên truyền trên góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn huyện.

3.2.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, hội đoàn thể

Huyện ủy, UBND huyện thực hiện phân công các cơ quan nội chính chủ trì, phối hợp với các ban đảng, Văn phòng Huyện ủy, UBND huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phòng Tư pháp huyện tham mưu giúp Ban Chỉ đạo Huyện ủy theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cấp ủy đảng, các cơ quan, ban, ngành trong triển khai thực hiện Kế hoạch, thực hiện chính sách HGOCS trên địa bàn huyện trong thời gian đến.

78

Thực tiễn tổ chức và hoạt động HGOCS cho thấy ở những nơi mà cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo, chính quyền thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao đối với công tác hòa giải, có mối quan hệ chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh… thì nơi đó công tác hòa giải phát triển, phong trào hòa giải lớn mạnh, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm giảm, trật tự an ninh xã hội được ổn định. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp, UBND các tỉnh, thành phố, các huyện thị, xã, phường, thị trấn cần tăng cường chỉ đạo sâu sát, thường xuyên việc củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động HGOCS thông qua việc ban hành văn bản chỉ đạo, hằng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng về công tác hòa giải ở địa phương, tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác hòa giải ở cơ sở.

Cán bộ tư pháp các cấp phải chủ động trong việc lập dự toán và tranh thủ sự ủng hộ, tạo điều kiện của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, phải thay đổi nhận thức, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị về trách nhiệm thực hiện công tác tuyên truyền, thực hiện chính sách HGOCS không phải là nhiệm vụ riêng của Phòng Tư pháp mà là nhiệm vụ, trách nhiệm chung của các cấp, các ngành trong việc tăng cường phối hợp, quan tâm đầu tư, phân bổ kinh phí, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác HGOCS.

Để phát huy tốt nhất hiệu quả đối với đời sống xã hội, HGOCS cần phải được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện từ phía Nhà nước và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan có thẩm quyền, UBND cấp xã trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, kinh phí để thực hiện quản lý nhà nước, triển khai thực hiện hiệu quả chính sách HGOCS trên địa bàn huyện.

Các cấp, các ngành, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm đến các lĩnh vực dễ nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp (quản lý đất đai, cấp sổ đỏ, thu hồi đất, GPMB, trật tự xây dựng...) nhằm hạn chế phát sinh mâu thuẫn, tiếp nhận tranh chấp, tìm hiểu nguyên nhân để thực hiện hòa giải kịp thời. Đồng thời, kiện toàn đội ngũ HGV ở cơ sở, bồi dựỡng, tập huấn nghiệp vụ và kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải và cung cấp tài liệu cho đội ngũ HGV ở cơ sở; tiếp tục thực hiện mô hình hòa giải 5 tốt như phát hiện vụ việc kịp thời tốt; Phối hợp các ban, ngành, đoàn thể trong công tác hòa giả ở cơ sở tốt; Tổ chức hòa giải thành từ 80% vụ việc mâu

79

thuẫn phát sinh; Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hòa giải viên; Sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá rút kinh nghiệm về công tác

Một phần của tài liệu luanvan_CaoThiThanhNga_2019_CSC (Trang 78 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)