Tình hình đánh giá, tổng kết quá trình thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 57 - 58)

thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

Trong thực hiện chính sách CCTTHC, các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn đã từng bước tiến hành nghiên cứu sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá toàn diện đối với cả hoạt động nội bộ của các cơ quan đơn vị, địa phương và đánh giá kết quả thực hiện chính sách CCTTHC trên địa bàn huyện. Các hoạt động đánh giá thực hiện chính sách CCTTHC này về được chỉ ra trong các báo cáo: Báo cáo 135/BC-UBND ngày 12/6/2015 của UBND huyện Quế Sơn về Sơ kết công tác

CCHC giai đoạn I (2011-2015) và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn II (2015- 2020); và Báo cáo 246/BC-UBND ngày 22/6/2021 về Đánh giá 05 năm thực hiện Chương trình 09-CTr/HU ngày 15/7/2016 của Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 27/4/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam (khóa XXI) “đẩy mạnh CCHC trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020”.

Công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn đã nêu lên được kết quả hầu hết các khía cạnh, các mặt về triển khai công việc trong kỳ, kể cả mặt được và mặt chưa được

trên tất cả các lĩnh vực liên quan TTHC (thể hiện khá rõ qua Báo cáo 135/BC- UBND ngày 12/6/2015 và Báo cáo 246/BC-UBND ngày 22/6/2021 của UBND huyện Quế Sơn).

Về cơ bản, công tác đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách CCTTHC trên địa bàn huyện Quế Sơn thời gian qua đã góp phần chỉ ra được nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới những mặt đạt được và chưa đạt được của thực trạng thực hiện CCTTHC đã nêu. Đây là luận cứ để đề xuất được các kiến nghị và giải pháp chính sáchCCTTHC trong các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện giai đoạn tới.

Tuy vậy, một số hạn chế đặt ra, đó là:

Một là, việc đánh giá, tổng kết một số chính sách CCTTHC chưa hoàn toàn

đầy đủ, chính xác, mới chỉ dựa chủ yếu vào chế độ báo cáo định kỳ của các cơ quan, đơn vị và địa phương gửi đến huyện. Do đó, hầu hết báo cáo đánh giá tác động của chính sách CCTTHC còn sơ sài, nặng về hình thức – nhất là chưa chú trọng vào phân tích làm rõ các phản hồi của các đối tác xã hội, đối tượng thụ hưởng chính sách để tạo thêm cơ sở thực tiễn phục vụ công tác đánh giá chính sách này. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tính khách quan trong công tác đánh giá, tổng kết chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN.

Hai là, các báo cáo chủ yếu hoặc chỉ thực hiện đánh giá định tính là chủ yếu.

Điều này dẫn đến việc rút ra các bài học, giải pháp và sáng kiến kinh nghiệm chưa đủ rõ, chưa hoàn toàn khả thi để góp phần vào việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách này trong thời gian đến.

Ba là, kỹ năng đánh giá tác động TTHC của công chức làm đầu mối kiểm soát

TTHC của địa phương chưa được nâng cao; cùng với việc tập huấn nghiệp vụ đánh giá tác động chuyên sâu chưa được thực hiện thường xuyên. Đây là mặt khó khăn trong đánh giá, tổng kết chính sách CCTTHC.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)