Đất đai được sử dụng trong các loại hình TT được phỏng vấn và tổng hợp trong bảng sau: Bảng 3.7. Tình hình đất đai bình quân của các trang trại năm 2020 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích đất TT 2,64 100,00 1. Đất nông nghiệp 1,85 70,08 1.1. Đất cây hàng năm 0,64 34,59 1.2. Đất cây lâu năm 1,21 65,41 2. Đất lâm nghiệp 0,18 6,82 3. Đất nuôi thủy sản 0,61 23,11
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả
Diện tích đất bình quân một TT trên địa bàn thành phố là 2,64 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 70,8% và được chia đều cho cây hàng năm và cây
lâu năm; diện tích đất lâm nghiệp chiếm 6,82%, diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm 23,11%
3.2.3.Lao động của các trang trại
Tình hình sử dụng lao động của các loại hình TT, lao động là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong quá trình sản xuất nó sẽ phụ thuộc vào từng loại hình sản xuất, quy mô sản xuất và trình độ trang bị tư liệu sản xuất để quyết định sử dụng qui mô lao động. Lao động sử dụng trong các trang trại được thể hiện trong bảng dưới
đây.
Bảng 3.8. Tình hình sử dụng lao động bình quân của 1 trang trại trong năm 2020
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1. Lao động BQ 1 TT lđ 4,3
1.1. Lao động của TT lđ 2,6 1.2. Lđ thuê thường xuyên lđ 1,7
2. Lđ thuê lúc thời vụ cao điểm lđ 4,8
3. Tiền thuê lđ BQ/người/ngày 1000đ 250
4. Trình độ chuyên môn của LĐ trong TT
4.1. Chưa qua đào tạo % 74,4 4.2. Sơ cấp % 18,6 4.3. Trung cấp % 4,7 4.4. Cao đẳng % 2,3 4.5. Đại học % 2,3
Bảng bảng số liệu trên cho thấy quy mô lao động bình quân trên một TT là 4,3 lao động trong đó phần lớn lao động chưa qua đào tạo chiếm trên 74,4%, lao động có trình độ sơ cấp chiếm trên 18,6%, còn lại gần 10% là trình độ từ trung cấp trở lên. Nhìn chung lao động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để tiến hành SXKD. Hầu hết các TT chăn nuôi trình độ ứng dụng KH-KT vào trong quy trình chăn nuôi nên sử dụng lao động rất ít.