Đểđánh giá thực trạng về tình hình SXKD của các loại hình TT tác giả nghiên cứu các chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu GTSX, chi phí sản xuất trung gian, giá trị tăng thêm, tổng chi phí sản xuất và thu nhập hỗn hợp, số liệu được khảo sát từ 117 TT thành phố Sông Công ở thời điểm năm 2020.
a. Giá trị sản xuất của các trang trại
GTSX của trang trại có sự khác nhau đáng kể vì nó phụ thuộc vào qui mô, đặc
điểm, tính chất của loại ngành nghề, sản phẩm SXKD, mặt khác cũng phụ thuộc vào năng lực quản lý của chủ TT.
GTSX của các loại hình TT ở thành phố Sông Công được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 3.10. Giá trị sản xuất của trang trại năm 2020 Chỉ tiêu GTSX (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất 3250,0 100,0 I. NLN- TS 3207,8 98,7 1. Nông nghiệp 3124,3 97,4 1.1. Trồng trọt 46,9 1,5 1.2. Chăn nuôi 3077,5 98,5 2. Lâm nghiệp 15,9 0,5 3. Thuỷ sản 67,5 2,1 II. Hoạt động khác 42,3 1,3
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả
Bảng số liệu cho thấy: Nguồn thu chủ yếu của các TT năm 2020 là nông lâm nghiệp thủy sản, tổng giá trị sản xuất bình quân của 1 trang trại đạt là 3,25 tỷđồng trong đó ngành nông lâm thủy sản chiếm 98,7% vì đây là toàn bộ là TT chăn nuôi, giá trị sản xuất thu từ nguồn khác chiếm 1,3% tương ứng 42,25 triệu đồng.
Đánh giá ta thấy GTSX của các TT trên địa bàn thành phốđạt rất cao, vì toàn bộ 117 TT đều là chăn nuôi lợn và gà có xu hướng phát triển nguồn thu đa dạng và phong phú, loại hình trang trại này đang có chiều hướng gia tăng cũng sẽ là hướng mở cho các gia trại phát triển đểđạt được tiêu chí về GTSX.
b. Chi phí trung gian của các trang trại
Chi phí trung gian là chi phí được cấu thành lên giá trị sản xuất, bao gồm toàn bộ chi phí về sản phẩm vật chất và dịch vụ phục vụ cho sản xuất, chi phí trung gian không bao gồm khấu hao tài sản cốđịnh và công của chủ TT.
Chi phí trung gian trong trang trại rất khó xác định một cách chính xác, một mặt do đặc điểm SXKD nông nghiệp trình độ SXKD của trang trại còn là trang trại gia đình, mặt khác do trình độ hạch toán SXKD của các trang trại còn đơn sơ do vậy rất khó để tách được từng loại chi phí trung gian một cách chính xác.
Kết quả điều tra về chi phí trung gian là chi phí vật chất được thể hiện cụ thể
qua bảng sau:
Bảng 3.11. Chi phí trung gian của các trang trại năm 2020
Chỉ tiêu SL (triệu đồng) Cơ cấu (%)
Chi phí trung gian 2187,91 100,0
I. NLN- TS 2168,90 98,7 1. Nông nghiệp 2123,15 97,4 1.1. Trồng trọt 30,46 1,5 1.2. Chăn nuôi 2092,69 98,5 2. Lâm nghiệp 7,95 0,4 3. Thuỷ sản 37,80 1,7 II. Hoạt động khác 19,01 0,9
Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả
Chi phí trung gian bình quân của một TT là 2187,91 triệu đồng trong đó chi cho ngành nông lâm thủy sản chiếm 98,7% chủ yếu là chi phí vào trong chăn nuôi. Còn chi cho các ngành khác không đáng kể.
c. Giá trị tăng thêm của các trang trại
Giá trị tăng thêm của các loại hình TT được tính toán thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.12. Giá trị tăng thêm của các trang trại năm 2020
Chỉ tiêu SL(triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị gia tăng 1062,1 100,0 I. NLN- TS 1038,9 97,8 1. Nông nghiệp 1001,2 96,4 1.1. Trồng trọt 16,4 1,6 1.2. Chăn nuôi 984,8 98,4 2. Lâm nghiệp 8,0 0,8 3. Thuỷ sản 29,7 2,9 II. Hoạt động khác 23,2 2,2
Bảng số liệu cho thấy giá trị tăng thêm của TT tương đối cao, bình quân mỗi một năm TT đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì thu lại được 1,062 tỷđồng/trang trại cũng được phân bổ cho các mục đầu tư, nhưng giá trị tăng thêm ở mảng chăn nuôi vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất.
d. Tổng chi phí sản xuất của các trang trại
CPSX của các loại hình TT ở thành phố Sông Công được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 3.13. Tổng chi phí sản xuất bình quân trên một trang trại năm 2020
Chỉ tiêu SL (triệu đồng) Cơ cấu (%) Chi phí sản xuất 2595,0 100,0 I. NLN- TS 2572,8 98,7 1. Nông nghiệp 2523,2 97,4 1.1. Trồng trọt 32,9 1,5 1.2. Chăn nuôi 2490,3 98,5 2. Lâm nghiệp 8,0 0,3 3. Thuỷ sản 41,6 1,6 II. Hoạt động khác 22,2 0,9
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả
Bảng số liệu cho thấy tổng chi phí bình quân của các TT là tương đối cao, bình quân chung đạt 2.595 triệu đồng/TT, do trong chăn nuôi có khấu hao chi phí tài sản cố định và công cụ dụng cụ nhiều nên chi phí tăng cao.
Nhìn chung tổng chi phí của các loại hình TT là cao, chủ yếu là chi phí trung gian, còn chi phí khấu hao tài sản cốđịnh và công cụ dụng cụ là không đáng kể, các TT không phải nộp thuế vì các sản phẩm không qua chế biến. Do vậy các chủ TT cần nghiên cứu giảm chi phí trung gian để giảm giá thành thích nghi với sự biến động của giá cả thị trường nhằm tối đa hóa thu nhập của TT.
e. Thu nhập hỗn hợp bình quân của trang trại
Bảng 3.14. Thu nhập hỗn hợp bình quân của trang trại năm 2020
Chỉ tiêu SL (triệu đồng) Cơ cấu (%) Thu nhập hỗn hợp 655,0 100,0 I. NLN- TS 635,0 98,7 1. Nông nghiệp 601,1 97,4 1.1. Trồng trọt 14,0 1,5 1.2. Chăn nuôi 587,2 98,5 2. Lâm nghiệp 7,9 1,2 3. Thuỷ sản 25,9 4,1 II. Hoạt động khác 20,0 3,1
Qua bảng số liệu cho thấy thu nhập hỗn hợp bình quân của một TT đạt 655 triệu
đồng, trong đó ngành nông lâm thủy sản chiếm chủ yếu, riêng đối với chăn nuôi thu về được 587 triệu đồng, thu từ thủy sản được gần 26 triệu đồng.
g. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là chỉ tiêu kinh tế phản ánh chất lượng của quá trình hoạt động sản xuất, được xác định bằng cách so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. HQKT quyết định lợi ích của chủ TT như sau: trong sản xuất kết quả thu được trừđi chi phí bỏ ra, kết quả càng cao thì sản xuất có hiệu quả và ngược lại, chính phần dưđó là lợi ích của chủ trang trại. Ngoài ra, việc xác định HQKT qua số tương đối
để biết được sự hơn kém giữa các loại hình trang trại với nhau.
Để xác định HQKT của TT thì có nhiều cách xác định khác nhau nhưng trong bảng sau tác giả xin so sánh hiệu quả của các chỉ tiêu sau:
-Hiệu quả đồng vốn (GO, VA, MI/IC): Là chỉ phản ánh GTSX, giá trị tăng thêm hay thu nhập hỗn hợp do 1 đồng chi phí (IC) tạo ra, chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ hiệu quảđồng vốn càng cao, tình hình sử dụng vốn càng tốt. Công thức tính chỉ tiêu (ở phần tổng quan tài liệu). Từ công thức tính, ta tính cho từng sản phẩm rồi tổng hợp chung cho từng loại hình trong từng TT.
- Tỷ suất sử dụng đất (GO, VA,MI/DT): Là chỉ phản ánh GTSX, giá trị tăng thêm hay thu nhập hỗn hợp do 1 đơn vị diện tích tạo ra, chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ hiệu quả sử dụng đất càng cao, tình hình khai thác đất càng tốt.
- Tỷ suất sử dụng lao động (GO, VA,MI/LĐ): Đây là chỉ tiêu phản ánh GTSX, giá trị tăng thêm, thu nhập hỗn hợp thu được do lao động tạo ra trong năm, là cơ sởđể đánh giá mức sống TT. Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế của các trang trại năm 2020 Chỉ tiêu ĐVT SL 1. GO/IC lần 1,49 2 VA/IC lần 0,49 3. MI/IC lần 0,30 4. GO/DT Trđ/ha 1231,06 5. VA/ DT Trđ/ha 402,31 6. MI/ DT Trđ/ha 248,11 7. GO/lđ Trđ/lđ 755,81 8. VA/ lđ Trđ/lđ 247,00 9. MI/ lđ Trđ/lđ 152,33 10. Tỷ suất giá trị hàng hóa % 99,89
Qua bảng số liệu cho thấy đánh giá hiệu quả từng chỉ tiêu như sau:
- Tính hiệu quả trên đồng chi phí trung gian: Cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian thì TT thu vềđược 1,49 đồng GTSX, gia tăng được 0,49 đồng, thu nhập hỗn hợp thu được 0,3
đồng. Đểđánh giá thì hiệu quả kinh tế trên đồng chi phí của TT là cũng khá cao.
- Tính hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích: tính bình quân cho đơn vị diện tích đất là 1 ha, Diện tích đất đưa vào hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh của TT thu được GTSX trên 1,23 tỷđồng, Giá trị tăng thêm 402 triệu đồng, thu nhập hỗn hợp đạt 243 triệu đồng. Vì là loại hình trang trại ở thành phố Sông Công toàn bộ
là TT chăn nuôi do vậy đánh giá hiệu quả kinh tế qua chỉ tiêu diện tích đất chỉ mang ý nghĩa tương đối.
- Tính hiệu quả kinh tế trên lao động: tính bình quân cho một lao động, cứ 1 lao động tham gia vào hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh của TT thu được GTSX trên 755,8 triệu đồng, Giá trị tăng thêm 247 triệu đồng, thu nhập hỗn hợp đạt 152 triệu đồng. Vì là loại hình trang trại chăn nuôi nên hiệu quả kinh tế trên 1 lao
động là khá cao, vì trong TT đã đầu tư máy móc để giảm tối đa sức lao động trong quá trình hoạt động sản xuất.
- Đối với TT chăn nuôi có tỷ suất hàng hóa rất cao chiếm 99,9%, chủ yếu các TT chăn nuôi gia công cho các công ty là chính.