Các yếu tố của điều kiện tự nhiên như (đất đai, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm) phù hợp cho sinh trưởng và phát triển cây trồng và vật nuôi, khả năng cho năng suất và chất lượng cao. Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung vào mùa hè là điều kiện hình thành lũ cường ở những vùng đất dốc, gây khó khăn cho canh tác và đời sống của người dân; mùa đông thì xuất hiện sương muối nên cũng làm ảnh hưởng đế sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và cuộc sống người dân.
3.4.2. Về cơ sở hạ tầng
Thành phố Sông Công triển khai chương trình nông thôn mới rất tốt, hầu như
các xãvềđích nông thôn mới, do vậy cơ sở hạ tầng nông thôn rất tốt, thuận tiện cho việc phát triển mảng nông nghiệp và thuận tiện cho cuộc sống của người dân. Tuy nhiên một số xã xa trung tâm thành phố, cơ sở hạ tầng giao thông chưa được tốt ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh nói chung và của TT nói riêng. Kết quảđánh giá của chủ TT về cơ sở hạ tầng nông thôn được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 3.17. Đánh giá của chủ trang trại về cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn
thành phố Sông Công năm 2020
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu cơ sở hạ tầng Tốt Bình thường Yếu
Đường giao thông 44,12 30,14 25,74
Hệ thống điện 33,82 38,24 27,94 Hệ thống thủy lợi 30,88 35,30 33,82
Hệ thống chợ 44,12 31,62 24,26
Hệ thống thông tin 58,82 36,03 5,15
Xử lý rác thải 52,20 30,15 17,65
Theo kết quả phỏng vấn các chủ TT năm 2020, cho thấy hệ thống cơ sở hạ
tầng phục vụ cho sản xuất của TT được phân đều ở ba mức tốt, bình thường và yếu. Theo đánh giá của 117 TT được phỏng vấn về cơ sở hạ tầng nông nghiệp ở nông thôn bao gồm 6 chỉ tiêu. Chỉ tiêu được đánh giá cao nhất là hệ thống thông tin có 59% ý kiến TT đánh giá tốt 5% ý kiến đánh giá yếu; chỉ tiêu hệ thống chợ cũng được đánh giá cao vì hiện nay mỗi xã đều xây dựng chợđể hoàn thiện tiêu chí của chương trình nông thôn mới nhưng với quy mô chợ bé cũng không đáp ứng được với khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn của TT; chỉ tiêu về hệ thống thủy lợi thì đối với các TT ở vùng bằng phẳng được đánh giá là tốt còn lại đánh giá ở mức bình thường và số ít TT ở vùng sâu thì đánh giá là yếu; chỉ tiêu về điện lưới nhìn chung cũng bình thường và tốt nhưng 28% số TT ở khu vực xa trung tâm thì điện yếu và thường xuyên mất ở mùa khô hạn đánh giá là yếu do đó các TT này chỉ sử dụng các máy móc thô sơ; chỉ tiêu về xử lý rác thải ở khu vực nông nghiệp nông thôn vẫn là vấn đề nan giải mà vẫn chưa có hướng giải quyết, hầu như chưa có hệ thống xử lý rác thải nên mục này 52% số TT được đánh giá là yếu.
3.4.3. Yếu tố thị trường
Thị trường là biểu hiện mối quan hệ giữa cung và cầu, trong đó những người mua và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Việc xác định nên mua hay bán hàng hóa và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do quan hệ cung cầu quyết định.
* Cách tiếp cận thông tin thị trường đầu vào và đầu ra: Thông tin thị trường về
các yếu tố liên quan đến tiêu thụ sản phẩm của trang trại có ý nghĩa rất quan trọng. Để
nghiên cứu vấn đề này chúng ta có thể xem xét các số liệu ở bảng về mức độ các trang trại tiếp cận các loại thông tin thị trường.
Bảng 3.18. Mức độ tiếp cận thị trường đầu vào và đầu ra của các trang trại trên
địa bàn thành phố Sông Công năm 2020 ĐVT: % Mức độ phản ánh Mua vật tư nông nghiệp Mua máy móc thiết bị nông nghiệp Thuê lao động Thông tin thị trường Thông tin khoa học Tiêu thụ sản phẩm Dễ 100,0 100,0 73,1 96,8 100,0 95,7 Khó - - 26,9 3,2 - 4,3
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả
Bảng số liệucho thấy, các chủ TT ý kiến rằng với cơ chế thị trường như hiện nay thì việc mua vật tư nông nghiệp, thuê lao động và tìm kiếm thông tin KH-KT là rất thuận lợi, điều này thể hiện tính sẵn có và mức độ cạnh tranh cao ở thị trường này.
Tuy nhiên vẫn còn khó khăn đối với việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, việc tiếp cận thông tin thị trường, các thông tin trên thị trường bị pha loãng và không xác định
được nguồn thông tin tin cậy. Do vậy thị trường đầu ra của sản phẩm nông nghiệp
ảnh hưởng rất mạnh đến phát triển KTTT.
* Hình thức tiêu thụ, phương thức bán hàng và thị trường tiêu thụ của TT được các chủ TT đánh giá và thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 3.19: Hình thức tiêu thụ và giá bán sản phẩm của cáctrang trại trên địa
bàn thành phố Sông Công năm 2020 STT Chỉ tiêu SL (%) 1 Mức độ chế biến SP để bán - Bán thô 100 - Sơ chế 0 - Tinh chế 0 2 Phương thức bán - Trực tiếp 100
- Qua trung gian 0
3 Giá bán - Hợp lý 15 - Chưa hợp lý 85 4 Thị trường tiêu thụ - Trong thành phố 3 - Trong tỉnh 5
- Ngoài tỉnh (xuất cho công ty) 92
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả
Bảng số liệu cho thấy sản phẩm sản xuất ra của các TT về cơ bản là sản phẩm hàng hóa, điều đáng nói ởđây: sản phẩm đem bán chủ yếu là sản phẩm thô chưa qua chế biến còn sản phẩm qua sơ chế thì chiếm tỷ trọng ít. Tỷ lệ sản phẩm bán gián tiếp chiếm tỷ lệ cao và tùy thuộc vào từng loại hình TT. Điều này chứng tỏ các TT vẫn còn rất bị động trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, trong nhiều trường hợp sản phẩm của TT bị bên mua ép giá thường xuyên xảy ra, hơn nữa giá bán còn thấp, điều này
ảnh hưởng đáng kểđến thu nhập của TT. Phạm vi tiêu thụ sản phẩm của các loại hình TT chiếm 50% thị trường trong thành phố và trong tỉnh, còn lại tiêu thụở các tỉnh lân cận, số lượng sản phẩm xuất khẩu còn rất hạn chế, chỉ một số sản phẩm của loại hình TT chăn nuôi lợn.
Qua đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm đã phản ánh một thực trạng đó là khả
chức các hoạt động tiêu thụ, hệ thống kênh phân phối và sự trợ giúp của Nhà nước từ
Trung ương đến địa phương trong việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại chưa được quan tâm đúng tầm.
* Mức độ tiếp cận thông tin thị trường của các loại hình trang trại được thể
hiện bảng sau.
Bảng 3.20: Mức độ tiếp cận thị trường của các trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công năm 2020
Đơn vị tính:%
STT Loại thông tin Đầy đủ Có mức độ Không tic ếp ận được
1 Giá cả hàng hóa 73,53 14,71 11,76
2 Nơi tiêu thụ 38,24 52,94 8,82
3 Quy mô thị trường 25,74 58,82 14,71 4 Chất lượng sản phẩm đòi hỏi 60,29 22,06 17,65 5 Phương thức mua bán 84,56 8,09 7,35
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả
Qua bảng số liệu cho thấy việc tiếp cận thông tin về phương thức mua bán của chủ TT nắm đầy đủ nhất đạt gần 85%, thông tin về chất lượng sản phẩm đòi hỏi tiếp cận tương đối đầy đủ. Còn thông tin về nơi tiêu thụ, quy mô thị trường tiếp cận thông tin có mức độ trung bình. Do vậy các chủ TT chưa biết phải quyết định mở rộng quy mô như thế nào cho phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.
* Các nguồn thông tin mà chủ trang trại tiếp cận ở kênh thông tin nào là chủ
yếu thì được khảo sát và tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 3.21: Kênh tiếp cận thông tin của các loại hình trang trạitrên địa bàn
thành phố Sông Công năm 2020
Đơn vị tính:%
STT Kênh thông tin
Tỷ lệ trang trại tiếp cận nguồn thông tin Đánh giá mức độ và chất lượng thông tin Đầy đủ Có mức độ Nghèo nàn 1 Truyền hình 39,71 44,44 48,15 7,41 2 Sách báo, tạp chí 34,56 34,04 42,55 23,40 3 Đài 30,15 19,51 41,46 39,02 4 Internet 89,71 90,16 8,20 1,64 5 Khuyến nông 80,88 33,64 39,09 27,27 6 Thương lái 42,65 25,86 44,83 29,31 7 Bạn bè, họ hàng 22,06 70,00 16,67 13,33
Nguồn tiếp cận thông tin của chủ TT rất đa dạng phong phú, trong đó cao nhất là thông tin từ Internet chiếm 90%, thông qua phương tiện này cho biết các thông tin một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất, thứ 2 là kênh từ khuyến nông, tiếp theo là truyền hình, thương lái… Khi đánh giá về chất lượng của thông tin phần đa các chủ TT cho rằng lượng thông tin ở mức độ chưa đầy đủ lắm, có nhiều kênh thông tin còn nghèo nàn đặc biệt là đài, thương lái, bạn bè, họ hàng. Nhìn chung các chủ TT tiếp cận kênh thông tin thị trường chủ yếu là từ Internet, khuyến nông là kênh thông tin trực tiếp chính thống. Với mức độ tiếp cận các kênh thông tin như vậy đã ảnh hưởng tích cực
đến hoạt động SXKD của các loại hình TT. Rõ ràng tính chất đa dạng và mức độđầy
đủ của thông tin đã trở thành nhân tốảnh hưởng mạnh mẽđến các quyết định trong SXKD của TT.
* Các yếu tố liên quan đến sản phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường đầu ra của TT, được phản ánh thông qua bảng sau:
Bảng 3.22: Các yếu tố liên quan đến thị trường đầu ra của các loại hình trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công năm 2020
Đơn vị tính: %
STT Yếu tố nghiên cứu Mức độ quan tâm đến củatrang trại Cao Trung bình Thấp 1 Chất lượng sản phẩm 83,09 10,29 6,62 2 Độ an toàn của sản phẩm 61,03 25,74 13,24 3 Chế biến, bảo quản sản phẩm 50,00 35,29 14,71 4 Bao bì, mẫu mã sản phẩm 50,74 49,26 - 5 Ghi chép sổ sách và tính toán CPSX 80,88 11,76 7,35
6 Thông tin thị trường 100,00 - -
7 Thông tin KHKT nông nghiệp 86,76 8,82 4,41 8 Tìm kiếm sản phẩm mới 78,68 11,76 9,56
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả
Qua bảng trên cho thấy các TT đã rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm, các thông tin thị trường, KH-KT, việc ghi chép sổ sách để hạch toán CPSX và tìm kiếm sản phẩm mới. Đây là mặt tích cực của các TT trong đó phải kểđến là yếu tố tiếp cận với thông tin thị trường. Tuy nhiên tỷ lệ số trang trại ít quan tâm hoặc thờơ với khâu chế biến sản phẩm và hình thức bao bì sản phẩm, các chủ TT chưa thực sự quan tâm nhiều đến mức độ an toàn sản phẩm, đây cũng là những hạn chế của các loại hình TT
điều này khiến cho các sản phẩm của các loại hình TT không xuất khẩu được sản phẩm.
3.4.4. Về vốn
Trong phát triển KTTT thì vốn có vai trò đặc biệt và cũng là yếu tố quyết định cho các gia trại và TT mở rộng thêm quy mô để PTBV tức là các trang trại cần phải có vốn đểđầu tư áp dụng KH-KT mới để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Do vậy nhiều chủ TT đã tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, góp phần tháo gỡ
những khó khăn về vốn. Tuy nhiên, cho đến nay số lượng TT trên địa bàn thành phố
Sông Công tỉnh Thái Nguyên được vay vốn với lãi suất ưu đãi không nhiều; số lượng vốn được vay ít bình quân khoảng 20 triệu đồng/TT, thời hạn vay vốn từ 6 - 12 tháng phải đáo hạn một lần. Theo nghị định số 41/2010/NĐ-CP, các chủ TT được vay tối
đa 500 triệu đồng để tiến hành SXKD, nhưng hầu như không có TT nào tiếp cận được với số lượng vốn như trên: Lý do là những TT mới thì không có gì để thế chấp, trừ
loại hình TT chăn nuôi thì việc quay vòng vốn rất khó để đáo hạn. Cho nên vốn đầu tư của các loại hình TT chủ yếu tự có, phần còn thiếu huy động nhiều kênh, kênh huy
động ở ngân hàng chiếm rất ít trong tổng số vốn TT, do thời gian vay vốn ngắn và mức vay không nhiều.
Theo kết quả phỏng vấn năm 2020, hầu hết các chủ TT đều có nhu cầu tiếp tục mở rộng SXKD nhưng khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi. Mặt khác số tiền vay vốn không nhiều nên việc mở rộng sản xuất của chủ TT gặp nhiều khó khăn. Mức độ khó khăn trong huy động vốn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.23: Những khó khăn khi huy động vốn của kinh tế trang trại
Đơn vị tính: điểm
Những khó khăn SL (điểm)
Khó khăn do không có tài sản thế chấp 2,8
Khó vay vốn NH do thủ tục phức tạp 2,2
Khó thu hồi vốn để trả lãi suất NH do lãi suất cao 2,1
Khó quản lý và bảo toàn vốn 4,0
Khó trả vốn do thời gian vay ngắn 2
Khó tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi 3,2
(Ghi chú: Đánh giá theo mức độ khó khăn từ 1 đến 5, 1 là gặp khó khăn rất thấp, 5 là mức khó khăn cao)
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả những khó khăn cũng tương đối đồng đều nhau, ở mức độ khó khăn tương đối cao. Được đánh giá cao nhất là khó quản lý và bảo toàn vốn được đánh giá là khó khăn cao, vì trong chăn nuôi mấy năm gần đây rất hay xảy ra đại dịch, thứ 2 là khó tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi là vì nguồn vốn cho vay thì ít nên chủ yếu dành cho các nông trại và trang trại mới phát triển.
3.4.5. Về khoa học côngnghệ
Cho đến nay các chủ TT đều biết ứng dụng thành công nhiều tiến bộ KH-KT và công nghệđể làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, tăng hiệu quả kinh doanh và tạo sức cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trình độ KH- KT của nhiều chủ TT còn rất hạn chế. Việc cung ứng giống và dịch vụ nông nghiệp do nhiều cơ sở hỗ trợ như: Viện nghiên cứu rau quả, các cơ quan khuyến nông, các trạm, trại giống cây trồng, giống gia súc; trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp; trung tâm học tập cộng đồng; các cửa hàng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; các trung tâm ươm giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp, trung tâm nghiên cứu thủy sản… có khả năng cung cấp đủ giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao cho vùng. Hiện nay chưa có nghiên cứu cây con phù hợp với từng vùng mà vẫn mang tính chất chung nên trong quá trình sản xuất gặp nhiều rủi ro.
Trong thực tế các loại hình KTTT rất quan tâm đầu tư vào việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới và đưa các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông sản, kết quả
cụ thể.
- Loại hình TT chăn nuôi đã đầu tư xây dựng chuồng trại đồng bộ, khép kín, sử dụng thức ăn công nghiệp, áp dụng quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Đưa vào sản xuất bằng các giống lợn ngoại có từ 2 máu trở lên, giống bò laisind, Zebu… và gia cầm giống như: Gà ri lai, Lương Phượng, Kabir, Ai Cập,... Các chủ TT chăn nuôi đã quan tâm và có biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas, thải xuống bể chứa xử lý tập trung, công nghệđệm lót sinh học và các phụ phẩm khác được thu gom xử lý phục vụ trồng trọt và nuôi thủy sản. Tuy nhiên, do một số TT sản xuất với quy mô lớn, nguồn kinh phí
đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải còn hạn chế nên chất thải chăn nuôi chưa
được xử lý triệt để, vẫn còn tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó một số
TT do phát triển tự phát, mở rộng quy mô sản xuất gần khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, làm bức xúc trong nhân dân.