Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị của thành phố Buôn Ma

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 45 - 74)

đô thị cũng sẽ tăng, điều này ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự xây dựng.

Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch rất nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn 4 sao được xây dựng. Bên cạnh đó, hàng trăm khách sạn khác từ 1-3 sao cũng đua nhau mọc lên. Hiện nay một số khách sạn lớn đang tiếp tục được xây dựng, đây cũng là thách thức lớn trong việc thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị.

2.2. Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị của thành phố Buôn Ma Thuột Buôn Ma Thuột

2.2.1. Mục đích

Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng nhằm hướng đến việc phát triển hợp lý của đô thị trong từng giai đoạn và định hướng phát triển lâu dài cho thành phố Buôn Ma Thuột về các mặt như: Tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho việc

-38-

sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân được hưởng các phúc lợi xã hội tiếp cận các thiết chế văn hóa, tạo không gian kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị.

Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Buôn Ma Thuột lần thứ XV (nhiệm kỳ 2020 - 2025), Trong đó chọn ra những người có tài, có đức, có tầm nhìn sâu rộng để gánh vác nhiệm vụ khóa mới mà tỉnh đề ra; Bên cạnh đó, trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Buôn Ma Thuột cần tiếp tục lập các quy hoạch chuyên ngành, xây dựng và triển khai quy hoạch chi tiết, nhất là quy hoạch đô thị xứng tầm thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên; làm cơ sở để xác định kế hoạch đầu tư phát triển cho từng thời kỳ, tạo môi trường thu hút đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, trước hết là hạ tầng các khu đô thị mới, các khu, cụm công nghiệp, các vùng nông thôn theo hướng hiện đại nhưng phải giữ được bản sắc văn hóa vùng Tây Nguyên.

Cụ thể, trong 05 năm các thành phần kinh tế đóng góp cho ngân sách trên 17,150 tỷ đồng, tăng trưởng GRDP bình quân ước đạt 8,88%. Xây dựng nông thôn mới đạt được sớm hơn dự kiến 02 năm, chất lượng đời sống của người dân nông thôn được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. GRDP khu vực nông thôn tăng từ 30 triệu đồng năm 2015 lên 37 triệu đồng vào cuối 2019.

Đặc biệt, cần chú trọng quan tâm xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; tăng cường công tác kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên, góp phần giữ gìn Đảng bộ trong sạch vững mạnh; thường xuyên quan tâm xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, đảm bảo an ninh trật tự gắn với phát triển KT-XH; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, an toàn, minh bạch và bình đẳng cho doanh nghiệp phát triển,…

2.2.2. Yêu cầu

Tiếp tục triển khai thực hiện tương đối tốt các nội dung Kết luận 60-KL/TW, ngày 27/11/2009 của Bộ chính trị và Nghị quyết 12-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị Trung

-39-

tâm vùng Tây Nguyên, giai đoạn 2010-2020. Kinh tế tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu đúng định hướng. Tập trung vào những định hướng của Trung ương theo Kết luận số 67-KL/TW là xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, nhất là tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử, địa lý trung tâm vùng, tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, quản lý quy hoạch, phát triển không gian đô thị của thành phố Buôn Ma Thuột theo hướng hiện đại với những nét đặc trưng, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, tạo dấu ấn riêng trong không gian đô thị chung của thành phố.

2.2.3. Quy trình thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

a) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ về quản lý trật tự xây dựng đô thị và các văn bản hướng dẫn của Bộ xây dựng, kế hoạch của tỉnh Đắk Lắk, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã ban hành các kế hoạch nhằm tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả:

Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.

Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỷ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

- Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;

-40-

- Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 về Quy định chi tiết một số điều của Nghị định 139/2017/NĐ-CP;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Buôn Ma Thuột lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015-2020;

- Quyết định số 2144/QĐ-UBND ngày 05/9/2018 ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa Thanh tra Sở Xây dựng, UBND cấp huyện và UBND cấp xã trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

- Quyết định số 945/QĐ-UBND ngày 20/02/2017 về việc thành lập Tổ kiểm tra việc thi hành pháp luật trong công tác quản lý trật tự xây dựng và đất đai trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột;

- Kế hoạch số 42/KH-TKT945 ngày 03/3/2017 của UBND thành phố Buôn Ma Thuột về việc kiểm tra việc thi hành pháp luật trong công tác quản lý trật tự xây dựng và đất đai trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột;

- Kế hoạch số 01/KH-TKT945 ngày 27/3/2019 của UBND thành phố Buôn Ma Thuột về việc kiểm tra việc thi hành pháp luật trong công tác quản lý trật tự xây dựng và đất đai trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.

Trong đó, bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, Kế hoạch tổ chức, điều hành: Kế hoạch gồm những dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách, số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực hiện, những dự kiến về cơ chế trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực hiện, cơ chế tác động giữa các cấp thực hiện chính sách.

Thứ hai, Kế hoạch cung cấp các nguồn lực, vật lực: Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực gồm: dự kiến cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện chính sách; các nguồn lực tài chính, vật tư, văn phòng phẩm,…

Thứ ba, Kế hoạch thời gian thực hiện: Kế hoạch thời gian là dự kiến về thời gian duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi bước đều có mục tiêu cần đạt được và thời gian dự kiến để thực hiện mục tiêu đó.

-41-

Thứ tư, Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách: Kế hoạch kiểm tra thực hiện chính sách là những dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực thi chính sách.

Các đơn vị trực tiếp tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột ban hành quyết định đình chỉ thi công, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm, công văn trả lời giải quyết kiến nghị về lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị. Như vậy, bộ máy thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, gồm có các đơn vị: Phòng Quản lý đô thị: có 09 công chức, 07 nhân viên hợp đồng; Trong đó, có 03 lãnh đạo; Phòng đã bố trí 01 công chức để thực hiện phụ trách công tác kiểm tra trật tự xây dựng.

UBND cấp xã, phường bố trí 02 công chức phụ trách quản lý trật tự xây dựng và đất đai;

Đội quản lý trật tự cảnh quan đô thị thành phố: Có 21 viên chức, nhân viên. Trong đó: 01 Phó Đội trưởng; 01 Văn thư - lưu trữ, 02 nhân viên văn phòng; 01 Kế toán; 16 viên chức, nhân viên thực hiện công tác chuyên môn.

Kết quả cụ thể:

Từ những kết quả các công trình được cấp giấy phép xây dựng và các công trình kiểm tra xử lý vi pham, cũng như việc bố trí công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột qua các năm từ 2016 đến năm 2020, thì cho thấy số lượng công chức bố trí thực hiện nhiệm vụ này ngày càng nhiều hơn, công tác quản lý cũng được quan tâm hơn; số công trình được cấp giấy phép xây dựng cũng tăng lên rõ rệt, cụ thể năm 2016 số công trình được cấp giấy phép xây dựng là 926 công trình, năm 2020 là 1.811 công trình. Số lượng công trình vi phạm đã được phát hiện kiểm tra xử lý kịp thời.

b) Phổ biến tuyên truyền chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị

UBND thành phố, UBND cấp phường, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến các tầng lớp Nhân dân về các quy định pháp luật xây

-42-

dựng, đất đai, quy hoạch, với nhiều hình thức, phương pháp linh hoạt, nhằm góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân trên địa bàn.

Đồng thời, tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý TTXD thông qua Quy chế phối hợp quản lý TTXD trên địa bàn thành phố và kế hoạch liên tịch về tăng cường công tác quản lý TTXD trên địa bàn thành phố đã được ký kết. Việc kiểm tra phải mang tính đồng bộ, xuyên suốt từ lúc khởi công đến khi công trình xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng. Đối với công trình xây dựng sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng, công chức phụ trách về lĩnh vực xây dựng sẽ tổ chức kiểm tra, lập biên bản kết thúc kiểm tra xây dựng và giao cho UBND cấp xã để tiếp tục theo dõi, giám sát, những trường hợp phát sinh vi phạm trật tự xây dựng, UBND cấp xã lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Mặt khác, tăng cường kiểm tra, phát hiện các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, kiên quyết không để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn mà không được phát hiện, kiểm tra xử lý nghiêm.

Nội dung tuyên truyền như: Các trường hợp xây dựng cần những hồ sơ gì, nộp xin phép xây dựng ở đâu và làm thế nào để có một GPXD, thời hạn bao lâu, các bước tiến hành, làm gì để tháo gỡ vướng mắc do giấy tờ đất đai chưa hoàn thiện, quy mô công trình trong khu vực tạm cụ thể thế nào, cách tính đối với một công trình được cấp phép ra sao, tiêu chuẩn xây dựng công trình cụ thể tại một số tuyến phố,…

Sau khi được phổ biến, cán bộ cơ sở sẽ trực tiếp hướng dẫn cho người dân nâng cao nhận thức trong việc thực hiện chính sách; đồng thời đẩy mạnh được công tác tuyên truyền, nâng cao vai trò giám sát.

c) Phân công thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị

Việc tổ chức triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn trong tổ chức thực thi chính sách đã được thành ủy, HĐND, UBND thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện, các văn bản về quản lý trật tự xây dựng mới được ban hành kịp thời và phổ biến đến các đối tượng và toàn thể nhân dân.

-43-

Công tác cải cách thủ tục hành chính đã có những chuyển biến tích cực, các quy trình cấp phép xây dựng được áp dụng theo cơ chế “một cửa, liên thông”. Hiện nay việc cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố do hai cơ quan thực hiện, đó là Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk và UBND thành phố Buôn Ma Thuột, cụ thể: Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ, trục đường phố chính trong đô thị có chỉ giới đường đỏ từ 22m trở lên, công trình có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; UBND thành phố cấp giấy phép xây dựng các công trình cấp III; công trình xây dựng cấp IV; Nhà ở riêng lẻ ở đô thị, các công trình có nguồn vốn khác xây dựng nằm trên trục đường có chỉ giới đường đỏ nhỏ hơn 22m trở xuống.

Về trình tự, thủ tục cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột thực hiện theo bộ thủ tục quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn cấp phép xây dựng và Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 12 năm 2016 ban hành Quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

Ở cấp thành phố: Phòng quản lý đô thị là cơ quan giúp UBND thành phố thực hiện quản lý trật tự xây dựng đô thị.

Ở cấp xã, phường: Có công chức được phân công phụ trách quản lý về trật tự xây dựng đô thị giúp UBND xã, phường thực hiện chính sách quản lý về trật tự xây dựng đô thị.

d) Chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố

Chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột phải thực hiện theo đúng quy hoạch chi tiết được duyệt, đúng theo giấy phép xây dựng được cấp, đúng theo hồ sơ thiết kế được duyệt. Để đảm bảo cho công tác phát triển đô thị được bền vững và lâu dài, tạo kiến trúc cảnh quan đô thị ngày càng hiện đại.

-44-

- Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 6 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 6 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 16/8/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trật tự đô thị được tuân thủ theo Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã ban hành Công văn số 517/UBND-TKT945

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 45 - 74)