a) Phương pháp trắc quang
Xác định nồng độ MO được thực hiện bằng phương pháp trắc quang trên máy quang phổ so màu 722 Visible Spectrophotometer hình 2.6, tại phòng thí nghiệm khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội.
Hình 2.6: Máy quang phổ so màu 722 Visible Spectrophotometer
Mỗi chất khác nhau được xác định ở một bước sóng khác nhau, mẫu được đựng trong cuvet sau đó đặt vào máy đo, kết quả cho ra độ hấp phụ quang của mẫu Abs, từ đó có thể tính ra nồng độ của chất đó trong dung dịch.
b) Xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ MO trong dung dịch
Chuẩn bị dung dịch metyl da cam:
+ Dung dịch chuẩn 100 mg/l pha từ metyl da cam dạng bột: pha 10mg metyl da cam trong 100ml nước cất;
+ Dung dịch metyl da cam làm việc 5mg/l pha loãng từ dung dịch chuẩn; Xây dựng đường chuẩn: Chuẩn bị một dãy gồm 8 bình định mức 25 ml được đánh số từ 0 đến 7 và hút các thể tích theo bảng 2.1, định mức đến vạch bằng nước cất, lắc đều rồi đo giá trị Abs của dung dịch tại bước sóng = 460 nm.
Bảng 2.1: Bảng lập đường chuẩn MO STT 0 1 2 3 4 5 6 7 Thể tích hút (ml) Clv= 5 mg/l 0 0,4 1,0 2,0 2,5 5,0 7,5 10 Định mức 25 ml C (mg/l) 0 0,08 0,2 0,4 0,5 1,0 1,5 2 Abs 0 0,012 0,033 0,067 0,09 0,177 0,267 0,355
Phương trình đường chuẩn xác định là:
y = 0,1786x - 0,0017 ; R2 = 0,9998
Từ đường chuẩn xây dựng, ta thấy rằng trong khoảng nồng độ MO từ 0,0 đến 2,0 mg/l thì độ hấp thụ quang phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ MO tuân theo định luật Lamber-Beer. Vì vậy, khi xác định nồng độ MO trong mẫu cần đưa về khoảng nồng độ này.
c) Công thức xác định nồng độ MO trong dung dịch, hiệu quả hấp phụ và dung lượng hấp phụ MO của vật liệu
• Xác định nồng độ MO trong dung dịch:
Dựa vào phương trình đường chuẩn có dạng y = ax + b, xác định nồng độ MO trong mẫu theo công thức:
f mg/l
Trong đó: Cmẫu là nồng độ MO trong dung dịch (mg/l); Abs là độ hấp phụ quang của mẫu;
f là hệ số pha loãng mẫu.
• Hiệu quả hấp phụ được xác định theo công thức:
Trong đó: H là hiệu quả hấp phụ (%); q là dung lượng hấp phụ (mg/g);
Co là nồng độ chất hấp phụ trong dung dịch ban đầu (mg/l); Ci là nồng độ chất hấp phụ trong dung dịch sau xử lý (mg/l); V là thể tích dung dịch hấp phụ (l);
m là khối lượng vật liệu hấp phụ sử dụng (g).