Thử nghiệm hiệu quả xử lý metyl da cam trong nước thải phẩm nhuộm azo của vật liệu khung cơ kim trên cơ sở Cr(III)

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp phân tích xử lý metyl da cam trong phẩm nhuộm azo sử dụng vật liệu khung cơ kim trên cơ sở cr (iii) (Trang 32 - 34)

Điều kiện tiến hành thí nghiệm: nhiệt độ, ánh sáng thường, pH tối ưu của thí nghiệm (2), với nồng độ ban đầu của dung dịch hấp phụ lần lượt là 10mg/l, 20mg/l, 30mg/l, 50 mg/l và 60 mg/l. Khối lượng vật liệu sử dụng là khối lượng tối ưu ở thí nghiệm (3). Thời gian khuấy mẫu là thời gian tối ưu của thí nghiệm (1).

Khảo sát dung lượng hấp phụ cực đại theo phương pháp mục 1.2.5.

2.3.5 Thử nghiệm hiệu quả xử lý metyl da cam trong nước thải phẩm nhuộm azo của vật liệu khung cơ kim trên cơ sở Cr(III) của vật liệu khung cơ kim trên cơ sở Cr(III)

a) Lấy mẫu môi trường

Địa điểm: Xưởng dệt nhuộm Minh Tuyết, làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.

Làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc là làng nghề tồn tại hàng trăm năm nay, việc kinh doanh và sản xuất của làng nghề không chỉ làm tăng thu nhập cho người dân, mà còn đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của Phường Vạn Phúc, Hà Đông. Bên cạnh những lợi ích kinh tế mang lại thì vấn đề môi trường đặc biệt là ô nhiễm do nước thải dệt nhuộm là một thực trạng đáng báo động. Theo khảo sát thực tế hiện làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội chỉ còn 1 xưởng dệt nhuộm lớn là xưởng dệt nhuộm Minh Tuyết và một số hộ sản xuất nhỏ lẻ. Xưởng dệt nhuộm Minh Tuyết có công suất lớn, chuyên dệt và nhuộm các loại vải lụa và ren, phẩm nhuộm thường sử dụng là phẩm azo với nhiều màu sắc khác nhau. Do đó, việc tiến hành lấy mẫu thực tế tại xưởng dệt nhuộm Minh Tuyết hoàn toàn phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài.

Thời gian: 27/03/2017 Số lượng mẫu: 1 mẫu Thể tích mẫu: 500 ml

Phương pháp lấy mẫu: theo TCVN 5999:1995 – Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.

b) Chế tạo mô hình cột hấp phụ metyl da cam trong nước thải phẩm nhuộm azo

Cột hấp phụ là một ống hình trụ bằng thủy tinh có đường kính trong d = 1 cm, chiều dài cột l = 65 cm. Trong cột bao gồm vật liệu hấp phụ MIL – 101 (Cr) tẩm vào bông thủy tinh và 2 lớp bông được bố trí như hình 2.7. Cho nước thải dệt nhuộm chứa MO chày qua cột hấp phụ chứa ion nghiên cứu có nồng độ ban đầu C0. Cột hấp phụ có ván khóa điều chỉnh tốc độ dòng của dung dịch. Dung dịch sau khi chảy qua cột được thu lại xác định nồng độ MO để đánh giá khả năng hấp phụ của vật liệu.

5

Hình 2.7: Mô hình cột hấp phụ theo phương pháp động

Đầu vào dung dịch, 2- Lớp bông giữ vật liệu, 3 - Lớp vật liệu hấp phụ, 4- Khóa van điều chỉnh, 5- Đầu ra dung dịch

Bố trí thí nghiệm:

- Tráng rửa sạch và sấy khô ống thủy tinh; 1

3

2

4 2

- Tẩm đều 0,1g vật liệu lên bông thủy tinh, sau đó nhồi chặt bông và lớp vật liệu vào cột theo thứ tự như hình 2.7;

- Cho 100 ml nước thải dệt nhuộm đã xác định nồng độ MO chảy qua cột;

- Sau một thể tích nhất định nước thải được hấp phụ thì thu mẫu 1 lần, xác định nồng độ MO sau xử lý.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp phân tích xử lý metyl da cam trong phẩm nhuộm azo sử dụng vật liệu khung cơ kim trên cơ sở cr (iii) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w