Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển công chức

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG (Trang 35 - 41)

2.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển công chức

Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng vị trí, vai trò của đội ngũ CB,CC và xem công tác cán bộ có vị trí quan trọng hàng đầu trong công tác của Đảng và Nhà nước. Hồ Chí Minh khẳng định, “cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy” [33, tr.269], “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” [33, tr.240]. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, cán bộ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân; truyền đạt và tổ chức quần chúng thi hành chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, cán bộ là người nắm bắt và phản hồi thông tin từ quần chúng nhân dân để Đảng, Nhà nước có cơ sở điều chỉnh chủ trương, chính sách cho phù hợp. “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng” [33, tr.269]. Người khẳng định và nhấn mạnh: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc,… huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [33, tr.269]. Cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quán triệt quan điểm Hồ Chí Minh về công tác cán bộ trong thực tiễn thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CB,CC ở nước ta.

Trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm tới xây dựng và phát triển đội ngũ CB,CC và xem đây là khâu then chốt đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện ở nhiều Nghị quyết, quyết định của Đảng, trong đó, Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18/6/1997 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định, “cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên

28

cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng” [2]. Qua mỗi kỳ Đại hội, quan điểm của Đảng về công tác cán bộ càng được thể hiện rõ hơn, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai đoạn.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định, phải “Tập trung xây dựng đội ngũ CB,CC có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ Nhân dân và sự phát triển của đất nước,... có cơ chế lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài,... Đồng thời có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, bị xử lý kỷ luật, không còn uy tín đối với Nhân dân” [16, tr.178-179]. Đây là quan điểm chỉ đạo hết sức đúng đắn để xây dựng đội ngũ CB,CC ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Nhìn chung, những chủ trương của Đảng được đưa ra khi nhận thấy vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ CB,CC trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế. Đồng thời, đội ngũ CB,CC trong thực thi công vụ còn nhiều hạn chế, bất cập về năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất chú trọng đến công tác phát triển đội ngũ CB,CC thông qua các chủ trương, chính sách lớn nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đội ngũ CB,CC, góp phần xây dựng đội ngũ CB,CC chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ chuyên môn và năng lực làm việc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước, phục vụ nhân dân và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy, các Nghị quyết của Đảng đều thể hiện chủ trương, quan điểm coi trọng công tác phát triển đội ngũ CB,CC.

2.1.2. Chính sách của Nhà nước về phát triển công chức

Quán triệt và triển khai thực hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ đã kịp thời cụ thể hóa thành các cơ chế, chính sách, văn bản như Luật, Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Công văn. Điển hình như, Luật CB,CC năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CB,CC và Luật viên chức năm 2019. Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định Những người là công chức. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ quy định về Đào tạo, bồi dưỡng công chức. Thực hiện Nghị định 18, Bộ Nội vụ

29

đã ban hành Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 18/2010/NĐ-CP. Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020.

Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/08/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng CB,CC. Quyết định số 104/2005/QĐ-BNV ngày 03/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế cử CB,CC đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước bằng nguồn ngân sách nhà nước. Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB,CC giai đoạn 2011 – 2015. Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020. Quyết định số 1557/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Đẩy mạnh chế độ cải cách chế độ công vụ, công chức. Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng CB,CC, viên chức giai đoạn 2016 – 2025. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/08/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế. Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 21/11/2018 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2010/NĐ- CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý CB,CC. Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/04/2019 về sửa đổi, bổ sung một số quy định về CB,CC cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Ngoài ra, còn có các nghị định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức; về xử lý kỷ luật CB,CC; về quản lý người giữ chức danh, chức vụ đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, có thể thấy, chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ CB,CC được hoàn thiện hơn qua các thời kỳ. Nhờ vậy, đội ngũ CB,CC ở nước ta trong những năm qua ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu trong quá trình thực thi công vụ. Nhận thức của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ CB,CC ngày càng đầy đủ, sâu sắc và toàn diện hơn, không chỉ về vai trò của đội ngũ CB,CC mà còn hiện

30

thực hóa, chế độ hóa, luật pháp hóa những chuẩn mực, tiêu chí chung và cụ thể đối với từng loại CB,CC.

2.1.3. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh Đắk Nông về phát triển công chức

Đắk Nông là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên được tách lập từ ngày 01/01/2004. Là tỉnh mới thành lập, Đắk Nông đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Hầu hết đội ngũ CB,CC của tỉnh đều được điều động từ tỉnh Đắk Lắk qua, đến nay độ tuổi khá cao, trong khi đó, đội ngũ CB,CC trẻ mới được tuyển dụng, mặc dù được đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhưng lại chưa qua thực tiễn công tác nên chất lượng còn hạn chế, mức độ đáp ứng công việc chưa cao. Đặc biệt, công tác thu hút đối với nguồn nhân lực chất lượng cao chưa thực sự mang lại hiệu quả. Do đó, Đảng bộ tỉnh Đắk Nông luôn xác định phải tập trung xây dựng nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ CB,CC “có tâm, xứng tầm” để đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ khi thành lập tỉnh tỉnh Đắk Nông đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn để không ngừng phát triển đội ngũ công chức của tỉnh, trong đó có đội ngũ công chức cấp huyện. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh luôn coi trọng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong chiến lược lâu dài và từng giai đoạn. Tỉnh Đắk Nông đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực như: Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 10/8/2011 của Tỉnh ủy Đắk Nông về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 với chủ trương cơ bản là: “đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo sự chuyển biến rõ nét chất lượng nguồn nhân lực của Tỉnh toàn diện về các mặt tri thức, kỹ năng, hành vi, ý thức chính trị, đạo đức xã hội” [45]. Hội động nhân dân và UBND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết, quyết định về công tác phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Đắk Nông ban hành quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và CB,CC, viên chức tỉnh Đắk Nông.

31

hành Nghị quyết số 35/2011/NQ-HĐND và UBND tỉnh đã cụ thể hóa bằng Quyết định số 03/2012/QĐ-UBNDquy định các chính sách phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012 - 2015 gồm các chính sách về hỗ trợ đào tạo; chính sách thu hút; chính sách hỗ trợ thôi việc, nghỉ việc; chính sách hỗ trợ điều động CB,CC và hỗ trợ luân chuyển cán bộ. Các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã ban hành và tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách nhằm đào tạo, phát triển và thu hút nhân lực trên địa bàn như chính sách về công tác cán bộ; chính sách phát triển giáo dục và đào tạo; chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ, chính sách dạy nghề,… đặc biệt công tác phát triển nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành, đội ngũ cán bộ chủ chốt đã được các cấp ủy và lãnh đạo đơn vị quan tâm thực hiện với hơn 400 cán bộ được cử, được khuyến khích tự đào tạo sau đại học, đại học văn bằng 2; hơn 3.000 cán bộ được tham dự các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm, nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý; kỹ năng xử lý tình huống,...” [48]. Việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút phát triển nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị được ban hành kèm theo Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND, ngày 9/3/2012 của UBND Tỉnh đã giúp cho đội ngũ CB,CC có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, LLCT, góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ, năng lực của đội ngũ CB,CC của Tỉnh.

Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 10/02/2017 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB,CC, viên chức tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2017-2020, đã đặt mục tiêu là: “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; góp phần xây dựng đội ngũ CB,CC chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hội nhập quốc tế; góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị các cấp. Trong đó, đối với công chức cấp huyện: 1) Tập trung bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ LLCT, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức

32

quốc phòng - an ninh, tin học, ngoại ngữ; đảm bảo 100% CB,CC đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn theo quy định khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; 2) Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, cập nhật hoặc tạo điều kiện để CB,CC thực hiện theo nhiều hình thức; đảm bảo hàng năm có ít nhất 80% CB,CC được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ, 70% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ; 3) Có ít nhất 15% CB,CC có trình độ sau đại học” [49].

Thực hiện Nghị quyết 05 của tỉnh Đắk Nông, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức chỉ đạo, phân công nhiệm vụ đối với các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cụ thể ở cấp, ngành mình và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra theo đúng lộ trình. Đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng yêu cầu các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị phải thường xuyên tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện để cập nhật, điều chỉnh, bổ sung cho sát với tình hình thực tế, nhằm sử dụng hiệu quả đội ngũ CB,CC.

Trong giai đoạn 2010 - 2020, các cơ quan, ban, ngành của Tỉnh đã xét cử 1.065 CB,CC tham gia đào tạo tại các trường Đại học, Học viện trong và ngoài nước (trong đó: 11 người đi học nghiên cứu sinh, 214 người học cao học, 840 người đi học đại học và đại học văn bằng hai); cử tham gia đào tạo LLCT 2.805 người (trong đó: cao cấp 893, trung cấp 1.912). Đến nay, đội ngũ CB,CC, viên chức của tỉnh đã có bước phát triển về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và LLCT, cơ bản đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn đối với chức danh cán bộ và vị trí việc làm. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh đảm bảo 100% về trình độ chuyên môn (đại học), trong đó 15% có trình độ trên đại học; 100% có trình độ cao cấp LLCT và quản lý nhà nước theo vị trí [30].

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII đã khẳng định: Công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ đạt được nhiều kết quả tích cực. Đã cụ thể hóa các chủ trương, nguyên tắc, quan điểm, giải pháp lớn của Trung ương về công tác cán bộ bằng quy chế, quy định phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương; quy trình công tác cán bộ bảo đảm dân chủ, chặt chẽ hơn; đã tiến hành chấn

33

chỉnh, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ. Triển khai việc xây dựng quy hoạch chức danh chủ chốt của Đảng bộ, cấp ủy, chính quyền các cấp đúng kế hoạch. Tăng số lượng lớp, đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ quy hoạch các cấp. Công tác luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ về cơ bản đã thực hiện theo quy hoạch; tăng tỉ lệ cán bộ trẻ giữ các chức danh chủ chốt, tỉ lệ cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số. Chính sách cán bộ được quan tâm, định hướng ban hành các chính sách thu hút, nâng

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)