KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu cbqlk27 31 luu thi cam nhung cd 9b pcblhd 2625 (Trang 39 - 42)

4.1. Kết luận

Giáo dục học sinh không chỉ nắm rõ hoàn cảnh của các em mà còn phải được sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh, của các thầy cô giáo bộ môn, các bộ phận khác trong nhà trường và ngoài xã hội phải cho các em được học trong một môi trường tốt, một lớp học tràn đầy tình yêu thương và có nhiều gương hiếu học. Cán bộ lớp phải ngoan, GVCN không ngừng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp, giúp các em quản lý lớp chặt chẽ ghi chép sổ thi đua rõ ràng. Bên cạnh đó, cần coi trọng việc dạy kĩ năng sống cho học sinh; thắt chặt hơn nữa mối quan hệ: gia đình – nhà trường – xã hội; phát huy hơn nữa Kỷ cương – tình thương – trách nhiệm; tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh, nhằm hạn chế vấn đề bạo lực trong học sinh ở trường để HS yên tâm học tập.

Công tác phòng chống BLHĐ là một quy trình mang tính tòa vẹn và thống nhất từ: lập kế hoạch- tổ chức thực hiện – chỉ đạo- kiểm tra, đánh giá kết

quả”. Mỗi chức năng có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, đan

xen, bổ sung cho nhau; thực hiện tốt chức năng này sẽ tạo cơ sở, điều kiện cho các chức năng tiếp theo. Để thực hiện hiệu quả công tác này bên cạnh việc xây dựng nội quy kỷ luật HS, cần xây dựng nội quy kỉ luật lao động của CBGV, cần kiến tạo bầu không khí tâm lý tích cực trong nhà trường và ngoài xã hội có quan hệ đồng nghiệp thân thiết, tương trợ đoàn kết, có môi trường lành mạnh… sự mẫu mực trong sinh hoạt, lối sống của GV sẽ là tấm gương soi có tác dụng giáo dục rất lớn đối với HS. Đó là sứ mệnh lịch sử - vinh dự và trách nhiệm mà xã hội giao cho nhà trường và mỗi chúng ta nói riêng, ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung.

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Với nhà trường

- Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn nữa của Chi bộ, và Bí thư chi bộ cần phối hợp chặt chẽ hơn với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và gia đình học sinh nhằm ngăn ngừa BLHĐ

35

- Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức để giáo dục HS, nhằm thu hút người học tham gia học tập rèn luyện một cách tích cực.

- Việc kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phải đảm bảo công bằng, công khai, khen thưởng, nhắc nhở kịp thời.

4.2.2. Với lãnh đạo địa phương

- Chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước cho người dân, thanh thiếu niên và HS trên địa bàn xã, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn hành vi bạo lực học đường.

- Tăng cường giám sát và quản lý khu vực trước cổng trường, các tiệm Internet, những con đường vắng, bãi đất trống gần trường vì đây là những nơi HS thường tập trung để giải quyết mâu thuẩn.

4.2.3. Với lãnh đạo ngành giáo dục:

- Tiếp tục chỉ đạo các trường thực hiện tốt phòng chống BLHĐ. Hằng năm nên tổ chức chuyên đề về giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, công tác thực hiện phòng chống BLHĐ để các trường có thể học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý nhằm xây dựng môi trường giáo dục “nói không với BLHĐ” - Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho GV về kỹ năng vận dụng bài học vào về giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, văn hóa truyền thống.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phòng chống BLHĐ tại các trường. Đưa tiêu chí trường học an toàn, không có bạo lực và tệ nạn vào công tác thi đua khen thưởng.

Long An, ngày 20 tháng 9 năm 2021

Người thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chính phủ, Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ,

Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

[2] Chính phủ, Quyết định số 1501/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”.

[3] Bộ Giáo dục và đào tạo, Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo “Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo

[4] Bộ Giáo dục và đào tạo, Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

[5] Bộ Giáo dục và đào tạo, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, Điều lệ trường Trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học.

[6] Bộ Giáo dục và đào tạo, Công văn số 5727/BGDĐT-CTHSSV ngày 21/11/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tăng cường các biện pháp ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.

[7] Bộ Giáo dục và đào tạo, Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục.

[8] Luật Giáo dục của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam năm 2019

[9] Báo cáo tổng kết năm học 2019 - 2020 và năm học 2020 - 2021 của Hiệu trưởng trường TH&THCS Bình Đức năm học.

Phụ lục 6

TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH

PHIẾU NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ

Họ và tên học viên: Lưu Thị Cẩm Nhung

Lớp Bồi dưỡng CBQL Trường Mầm non –Phổ thông; Khoá: K27 - Năm 2021 Tên đề tài: “ Quản lý hoạt động giáo dục phồng chống bạo lực học đường tại trường TH&THCS Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An năm học 2021 -2022”

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN

1-Nhận xét và đánh giá về lý do chọn đề tài (tối đa 1.0 điểm)

Nhận xét Điểm

2-Nhận xét và đánh giá về phần phân tích tình hình thực tế (tối đa 4.0 điểm)

3-Nhận xét và đánh giá về phần kế hoạch hành động (tối đa 3.5 điểm) 4-Nhận xét và đánh giá về phần kết luận và kiến nghị (tối đa 1.0 điểm)

5-Nhận xét và đánh giá về hình thức trình bày

(tối đa 0.5 điểm)

Nhận xét và đánh giá chung (điểm số, chữ)

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021

Một phần của tài liệu cbqlk27 31 luu thi cam nhung cd 9b pcblhd 2625 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)