Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH của CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn THƯƠNG mại và xây DỰNG LINH đô (Trang 27 - 30)

Để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sản xuất kinh doanh thì có hai biện pháp chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm.

1.3.1. Biện pháp tăng doanh thu

Để tăng doanh thu thì phải quan tâm đến sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và giá bán, đồng thời phải xác định mục tiêu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Sau đây là một số biện pháp tăng doanh thu.

Thứ nhất: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Chất lượng sản phẩm là một yếu tố sống còn đối với cả doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh. Hàng hoá có chất lượng cao thường được bán với giá cao, doanh nghiệp có sản phẩm tốt, người tiêu dùng dễ chấp nhận mua. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cùng loại, người tiêu dùng không chỉ lựa chọn hàng có giá rẻ mà còn lựa chọn những hàng có chất lượng tốt. Do đó, chất lượng hàng

hoá là nhân tố kích thích tiêu thụ và mở rộng thị phần trong cạnh tranh với các đối thủ khác. Thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cho thấy cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm luôn là cạnh tranh sắc bén có hiệu quả và lâu bền nhất, chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng giá trị sản phẩm cũng như uy tín cho doanh nghiệp.

Thứ hai: Giá bán sản phẩm, dịch vụ

Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm hàng hoá và nó biến động xoay quanh giá trị sản phẩm hàng hóa đó, đồng thời biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung - cầu hàng hóa và tiêu dùng, cạnh tranh trên thị trường. Giá cả chính là giá trị tiền tệ của một sản phẩm khi nó được giao dịch trên thị trường, đó là khoản tiền phải bỏ ra để đổi lấy một hàng hoá, hay dịch vụ nhất định.

Giá cả sản phẩm có tác động lớn tới quá trình tiêu thụ sản phẩm. Xác định giá cho sản phẩm hay dịch vụ trong kinh doanh có vị trí đặc biệt quan trọng đây là công việc doanh nghiệp không thể làm tuỳ tiện được. Vì thế có thể nói rằng bất cứ một doanh nghiệp nào thực hiện tốt chính sách giá cả sẽ dễ dàng tiêu thụ được sản phẩm, thu được tiền hàng nhanh.

Thứ ba: Sự phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng

Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu của khách hàng rất đa dạng nhưng họ luôn muốn chọn cho mình một hàng hoá phù hợp với thị hiếu như: mẫu mã, màu sắc, mùi vị… do đó doanh nghiệp cạnh tranh nhau cả về hàng cung ứng phù hợp với thị hiếu của hách hàng. Nếu doanh nghiệp nào làm tốt điều đó sẽ chiếm được thị phần cao và có được doanh thu lớn.

Thứ tư: Hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm

Sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất xã hội đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng ở mức độ cao. Có rất nhiều sản phẩm mới ra đời, nhưng tốc độ tiêu thụ rất chậm và được ít người tiêu dùng biết đến. Vì vậy hoạt động quảng cáo nhằm giới thiệu với khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua quảng cáo, các thông tin về sản phẩm cũng như hình ảnh của doanh nghiệp sẽ đến được với người tiêu dùng, từ đó sẽ kích thích họ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

Thứ năm: Thị trường và sự cạnh tranh

Hai yếu tố cung và cầu trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng hàng bán ra của doanh nghiệp. Nếu cung lớn hơn cầu chứng tỏ nhu cầu về hàng hoá được đáp ứng tương đối đầy đủ. Lúc này việc tăng khối lượng bán ra là rất khó khăn và dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp giảm. Ngược lại, trong trường hợp cung nhỏ hơn cầu thì hàng hoá bán ra nhanh hơn, kết quả kinh doanh tốt hơn vì vậy doanh nghiệp phải điều tra tình hình cung - cầu của thị trường để sản xuất với khối lượng vừa đủ.

Mặt khác khi nói tới thị trường ta không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh. Cạnh tranh xảy ra giữa các doanh nghiệp của một loại sản phẩm hoặc các sản phẩm trên thị trường có thể thay thế lẫn nhau làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ. Về chất lượng, mẫu mã, thị hiếu, giá cả, doanh nghiệp nào thoả mãn được yêu cầu của người tiêu dùng sẽ dành được lợi thế. Do đó mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững được thông tin của các nhà cung cấp loại hàng hoá mà mình đang hoặc sẽ kinh doanh để từ đó có đối sách thích hợp.

1.3.2. Biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm

- Tiết kiệm chi phí sử dụng vật tư

Tiết kiệm vật tư là khả năng tiềm tàng để đảm bảo đủ cho nguyên liệu cho sản xuất. Sử dụng tiết kiệm vật tư là một biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng sản xuất, sản xuất nhiều hơn một khối lượng nguyên vật liệu nhất định, góp phần giảm nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu.

- Hạ giá thành sản phẩm/dịch vụ.

Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là con đường chủ yếu và cơ bản nhất để nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Bản chất của việc hạ giá thành là nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm trong chi phí sản xuất kinh doanh. Muốn hạ giá thành sản phẩm phải thực hiện một cách động bộ nhiều biện pháp khác nhau, tuy nhiên có ba biện pháp chính để hạ giá thành sản phẩm như sau:

 Giảm chi phí nguyên vật liêu trực tiếp trong giá thành đơn vị sản phẩm.

 Nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp trong giá

thành đơn vị sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH của CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn THƯƠNG mại và xây DỰNG LINH đô (Trang 27 - 30)